Phần lớn thuốc thanh nhiệt tiêu đờm đều thuộc tính hàn và tính mát, có công hiệu thanh nhiệt tiêu đờm, trong đó có một số thuốc mang dược hiệu thấm nhuận, một số thuốc thì vị mặn, có công hiệu làm mền và làm tan hạch. Thuốc thanh nhiệt tiêu đờm chủ yếu chữa trị chứng đờm do nhiệt khí gây nên, thí dụ như bị ho, hen xuyễn, đờm đặc mầu vàng; nếu đờm đặc không thể khạc ra, mồm khô, lưỡi khô, nên sử dụng thuốc tiêu đờm mang tính chất nhuận phổi; các chứng bệnh như đờm nhiệt, động kinh, trúng phong v.v cũng có thể dùng thuốc thanh nhiệt tiêu đờm. Thuốc thanh nhiệt tiêu đờm lần lượt có tính hàn, tính mát và nhuận phổi, không nên dùng để chữa trị chứng có đờm bởi hàn khí và thấp gây nên.
Ruột Dưa
Ruột Dưa:Vị cam, hơi đắng, tính hàn, quy kinh lạc phổi, dạ dày và đại tràng, gồm có 4 công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thanh nhiệt tiêu đờm, thích hợp chữa trị chứng đờm nhiệt, bị ho, hen xuyễn. Hai là thoáng ngực giải buồn uất, tan hạch, thích hợp dùng để chữa trị các chứng tức ngực, đau ngực, trường hợp này thường hay dùng chung với Giới Bạch? củ Kiệu?và Bán Ha. Công hiệu thứ ba của Ruột Dưa là thanh nhiệt tiêu sưng tấy, thích hợp dùng để chữa trị các chứng phổi bị mủ, đường ruột bị mủ, vú bị mủ. Công hiệu thứ tư là nhuận tràng thông đại tiện, thích hợp dùng để chữa trị chứng đường ruột khô ráo dẫn đến táo bón.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Ruột Dưa sắc nước uống, nếu dùng toàn bộ quả dưa thì khoảng 10-20 gam, dùng vỏ dưa thì từ 6-12 gam, hột dưa 10-15 gam, đập nát sắc nước uống.
Điều cần phải lưu ý là: Ruột Dưa vị cam, tính hàn, nhuận tràng, những người tì hư, đi loãng hoặc có đờm bởi hàn khí và thấp gây nên kiêng dùng. Điều còn phải ghi nhớ là Ruột Dưa khắc với Ô Đầu.
Trên thực tế cách dùng của Ruột Dưa được phân công rất cụ thể, thí dụ như vỏ dưa dùng để làm thuốc, hột dưa làm mồi thuốc, toàn bộ quả dưa cũng dùng làm thuốc. Trong đó vỏ dưa có tác dụng mát phổi tiêu đờm, lợi khí thoáng ngực giải buồn uất.
1 2 |