Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn hoá truyền thống Trung Quốc—Tết Lạp Bát
   2006-01-11 15:22:30    cri

 

Người Trung Quốc ăn cháo Lạp Bát đã có hơn 1000 năm lịch sử. Sớm nhất bắt đầu từ thời nhà Tống (960-1279). Lúc đó, cứ đến ngày Lạp Bát, dù ở triều đình, quan phủ hay là chùa chiền đều nấu cháo Lạp Bát. Trong dân gian, mọi gia đình đều nấu cháo Lạp Bát để cúng tế tổ tiên; đồng thời, cả nhà sum họp cùng ăn cháo, và tặng cháo cho bạn bè thân thích.

Trong cháo Lạp Bát có nhiều loại thực phẩm. Cháo Lạp Bát truyền thống trong dân gian chú trọng dùng 8 loại thực phẩm chính và 8 loại thực phẩm phụ, để khớp với chữ "Bát" trong tết Lạp Bát, có nghĩa là tốt lành. Thực phẩm chính chủ yếu là các loại đậu và gạo. Các loại đậu có đậu đỏ, đậu xanh, đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ngự v.v. Các loại gạo có kê, gạo, gạo lốc, gạo nếp, cỏ kê, tiểu mạch, yến mạch, ngô, cao lương v.v. Mọi người có thể chọn theo sở thích và thói quen. Các loại thực phẩm phụ có mứt đào, mứt hạnh, nhân hạch đào, táo, hạt dẻ, quả hồng, hạt hướng dương, hạt sen, lạc, hạt thông, mứt hoa quả, lê khô, nho khô v.v. Sau khi chuẩn bị xong thực phẩm chính và thực phẩm phụ, bỏ vào nồi đất đun nhỏ lửa, khi chín thêm các loại gia vị ngọt như đường, hoa hồng, hoa quế v.v.

Tết Lạp Bát, ngoài nấu cháo Lạp Bát ra, vùng miền bắc Trung Quốc còn có thói quen muối "tỏi Lạp Bát". Các bà nội trợ bóc vỏ tỏi, bỏ tỏi vào vò, rồi đổ giấm ngập qua tỏi, bịt chặt miệng vò từ ngày Tết Lạp Bát, và để vò trong phòng ấm hơn. Đến đêm giao thừa lấy ra ăn cùng với sủi cảo. Tỏi có màu xanh như ngọc bích, cùng với nước giấm màu đỏ thẫm, trông rất đẹp mắt, tạo bầu không khí ngày lễ cho mâm cỗ đoàn tụ.


1  2