Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn hoá truyền thống Trung Quốc—Tết Lạp Bát
   2006-01-11 15:22:30    cri

 

Ngày 7 tháng 1 năm 2006 là mồng 8 tháng 12 âm lịch. Ở Trung Quốc, tháng 12 âm lịch lại được gọi là tháng chạp, cho nên mồng 8 tháng chạp âm lịch được gọi là Tết Lạp Bát. Tết Lạp Bát là tết truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc, cũng được coi là nhạc dạo đầu của Tết Nguyên Đán.

Theo sử sách ghi lại, Tết Lạp Bát bắt nguồn từ lễ tế tháng chạp cổ đại Trung Quốc. Từ xa xưa Trung Quốc đã rất coi trọng nông nghiệp. Mỗi khi được mùa, người cổ đại cho rằng là kết quả phù hộ của các thần thánh, cho nên họ tổ chức lễ trọng thể chúc mừng nông nghiệp được mùa, lễ này gọi là "Lễ tế tháng chạp". Sau khi lễ tế tháng chạp kết thúc, người cổ xưa tổ chức cỗ bàn, nấu cháo gạo mới, cả làng cùng ăn, chào mừng ngày lễ. Sau đó, lễ tế tháng chạp trở thành ngày lễ chủ yếu cúng tế tổ tiên. Thế kỷ 5 công nguyên, triều đình lúc đó lấy ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch là Tết Lạp Bát.

Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc đã mượn phong tục tập quán cúng tế tổ tiên và ăn cháo Tết Lạp Bát để viết lên câu chuyện mồng 8 tháng chạp là ngày Phật tổ Thích-ca-mô-ni thành phật. Chuyện kể rằng, trước khi thành phật, Thích-ca-mô-ni từng tu khổ hạnh nhiều năm, gầy đói như que củi, Thích-ca-mô-ni quyết định từ bỏ khổ hạnh. Khi đó, ông gặp một nàng chăn nuôi, nàng tặng dịch dưỡng cho ông ăn cho đỡ đói. Ăn xong, ông hồi phục sức lực, ngồi dưới gốc cây bồ đề trầm tư, và thành phật vào mồng 8 tháng 12. Để kỷ niệm việc này, tín đồ Đạo Phật bèn dùng gạo và trái cây nấu cháo để cúng phật, cháo này được gọi là cháo Lạp Bát.

1  2