Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Kịch Tạng làng Giang-ga Tây Tạng
   2005-12-14 10:34:03    cri
Kịch Tạng là một loại kịch truyền thống Tây Tạng có trên 100 năm lịch sử. Người ta thường diễn kịch này vào trung tuần tháng 8. Tháng 8 của huyện Ren-bu, phong cảnh nên thơ, dưới bầu trời mây trắng là những cánh đồng luá chín vàng, những ngôi nhà Tạng màu sắc rực rỡ tạo một cảm giác thanh bình, lặng lẽ. Làng Giang-ga mà chúng tôi đi xem kịch Tạng cách huyện không xa, ở gần một dòng suối quanh co uốn khúc, nước chảy róc rách. Trên đường đi, thỉnh thoảng lại bắt gặp những đàn bò xếp thành hàng, dẫm trên những hòn đá cuội, thong thả qua suối. Trong tiếng trống rồn rập, chúng tôi trước một bãi cỏ rộng lớn nở đầy hoa.

Ở trung tâm bãi cỏ, mười mấy diễn viên đeo mặt nạ xanh hoặc cắm quạt trên đầu trong những bộ trang phục rực rỡ đang vây thành vòng tròn, tay cầm một chiếc gậy gỗ, vừa hát vừa múa theo nhịp trống. Trước mặt họ, hơn 200 dân làng già trẻ gái trai chia thành từng tốp, ngồi bệt trên thảm cỏ đang chăm chú xem biểu diễn.

Phó trưởng ban tuyên huấn huyện Ren-bu Pu-gion nói với phóng viên rằng, các diễn viên đang biểu diễn là một kịch mục truyền thống của kịch Tạng, kể về một cô gái Tạng chịu đựng biết bao sự ngược đãi sau khi bị gả cho một nhà giàu sang. Ông Pu-gion nói, diễn biến tình tiết kịch Tạng tương đối chậm, thường phải mất ba ngày mới diễn xong một kịch mục.

Nói đến đặc điểm của kịch Tạng mặt nạ xanh, ông Pu-gion nói, chủ yếu là kết hợp giữa nói và hát:

"Kịch Tạng có phong cách vừa nói vừa hát, vừa múa vừa bày tỏ tình cảm, giống như tụng kinh trong Phật giáo, cầu mong hạnh phúc."

Làng Giang-ga là một trong những nơi sáng lập ra kịch Tạng mặt nạ xanh, một trong 4 trường phái lớn của kịch Tạng. Kịch Tạng mặt nạ xanh tức là chỉ khi những vai chính hát kịch đều phải đeo mặt nạ xanh.

Kịch Tạng của làng Giang-ga huyện Bu-ren phát triển đến nay đã có hơn 500 năm lịch sử. Lúc bấy giờ, làng có một ngôi chùa, chùa quy định cứ mười hộ Lạt-ma phải cử hai người đàn ông tham gia đoàn kịch Tạng, về sau dần dần hình thành ước lệ là đàn ông trong làng đều đi hát kịch, phụ nữ thì ở nhà trồng trọt và chăn cừu. Mấy trăm năm qua, đoàn kịch của làng thường xuyên biểu diễn ở La-sa, Sơn Nam, Ri-ca-chư, rất nổi tiếng. Hiện nay, trong cung đỏ của cung Bu-ta-la La-sa, còn giữ một bức tranh bích hoạ phản ánh quang cảnh đoàn kịch mặt nặ xanh làng Giang-ga biểu diễn ở La-sa.

1  2