Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Nghệ thuật Mu-ka-mu dân tộc Uây-ua Tân Cương Trung Quốc" và "Dân ca Trường điệu dân tộc Mông Cổ"
   2005-12-14 10:34:03    cri

 

Sau thập niên 60 thế kỷ 20, cùng với đà chuyển đổi loại hình kinh tế và thay đổi phong tục tập quán cuộc sống của nhân dân, và chịu sự ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài và văn hóa thịnh hành, nghệ thuật Mu-ka-mu dân tộc Uây-ua đứng trước các khó khăn như thiếu người kế thừa v.v. Bà Lý Quý Liên, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Nghệ thuật Tân Cương nói, sự được công nhận là "Di sản truyền miệng và phi vật thể loài người" lần này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo vệ và kế thừa "Nghệ thuật Mu-ka-mu dân tộc Uây-ua Tân Cương Trung Quốc", khiến bông hoa trong vườn hoa Trung Hoa này càng thêm sán lạn.

Bà Lý Quý Liên nói, họ đã ấn định kế hoạch bảo vệ trong vòng 10 năm, sẽ xây dựng một kênh kế thừa tại Tân Cương. Trước tiên là phải tiếp tục kế thừa trong dân gian, vì Mu-ka-mu là nghệ thuật có sức sống bừng bừng trong dân gian. Thứ hai là do các đoàn thể chuyên nghiệp kế thừa. Thứ ba là thông qua kênh giáo dục kế thừa, Mu-ka-mu có thể đi vào lớp học phổ thông, để càng nhiều người hiểu biết, yêu thích và học tập Mu-ka-mu.

Dân ca trường điệu dân tộc Mông Cổ đã tồn tại từ thời kỳ hình thành dân tộc Mông Cổ. Nó có quan hệ chặt chẽ với thảo nguyên và phương thức cuộc sống du mục của dân tộc Mông Cổ, nó chở tải lịch sử của dân tộc Mông Cổ. Dân ca trường điệu dân tộc Mông Cổ là một loại văn hóa phân bố xuyên quốc gia, chủ yếu phân bố ở Khu tự trị Nội Mông Trung Quốc và nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ. Để cùng bảo vệ tốt di sản này, Trung Quốc và Mông Cổ phối hợp xin công nhận với UNESCO. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc và nước ngoài cùng đăng ký một di sản phi vật thể với UNESCO và thu được thành công.

 

Ông Kiều Ngọc Quang, Giám đốc Viện nghiên cứu Nghệ thuật Nội Mông trả lời phóng viên Đài chúng tôi rằng, việc hai nước Trung Quốc và Mông Cổ lần này phối hợp xin công nhận thành công, có nghĩa là trong 10 năm tới, hai nước sẽ hợp tác bảo vệ dân ca trường điệu dân tộc Mông Cổ, cùng phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ. Ông Quang nói: (tiếng động)

"Lần này UNESCO công nhận Trường điệu là Di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể loài người, tôi rất vui mừng và rất xúc động, xét từ góc độ này, Trường điệu đã không những chỉ là nghệ thuật của dân tộc Mông Cổ, mà còn là một di sản văn hóa ưu tú của cả loài người. Trách nhiệm của thế hệ chúng tôi là bảo vệ trường điệu, kế thừa nó cho đời sau."


1  2