Nghe Online
Theo đà quan hệ hữu nghị Trung-Lào không ngừng phát triển, sự hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước như chính trị, kinh tế, văn hóa.v.v... không ngừng đi vào chiều sâu, sự đi lại giữa nhân dân hai nước cũng ngày càng mật thiết, ngày càng nhiều người Trung Quốc quen biết người Lào, có một số người đã tìm hiểu và thành lập gia đình hạnh phúc.
Các bạn vừa nghe là giọng hát của cô bé Jing-jing hát bài dân ca dân tộc Thái Trung Quốc "Điệu nhảy chim Công", tiếng hát em thánh thót rung động lòng người, phát âm tiếng Phổ thông Trung Quốc cũng rất rõ ràng, nhưng mẹ em lại là người Lào chính cống, cũng chính là một thành viên chủ yếu trong gia đình Trung-Lào mà hôm nay chúng ta đến thăm --- Chị Phu-kham Ong-vi-chit.
Chị Phu-kham sinh ra và lớn lên tại Lào, nhắc tới sự quen biết giữa chị và anh Trình Hiểu Dương chồng chị thì đúng là tràn đầy màu sắc lãng mạn. Năm 1996, chính phủ Trung Quốc và Lào có một dự án hợp tác, anh Trình Hiểu Dương được cử làm chuyên gia tới công tác tại Lào, có quan hệ công tác với mẹ chị Phu-kham. Hai người quen biết nhờ sự giới thiệu của người bạn mẹ chị Phu-kham và dần dần thân thuộc. Sau đó, anh Dương về Trung Quốc, hai người tuy xa cách ngàn dặm, nhưng vẫn liên lạc với nhau bằng thư từ trong hai năm trời. Năm 1999, khi lại một lần nữa đến Lào, anh Trình Hiểu Dương tràn đầy nhiệt tình xin cầu hôn với chị Phu-kham. Nhớ lại quang cảnh lúc ấy, nét mặt chị Phu-kham rạng rỡ cho biết :
Năm 1999 khi trở lại Lào, anh ấy xin cầu hôn với tôi. Kết hôn là một việc lớn, nhà chỉ có mình tôi là con gái, ngoài ra còn có hai người em trai còn đang cắp sách tới trường. Lúc ấy tôi cảm thấy rất phấn khởi, nhưng việc lớn kết hôn dứt khoát phải được sự đồng ý của mẹ. Cuối cùng đã được chấp nhận, bởi vì tôi cảm thấy anh ấy là một người tốt, có nguyên tắc, có trách nhiệm và chăm sóc tôi chu đáo.
Anh Trình Hiểu Dương chưa học tiếng Lào qua trường lớp, nhưng khi trò chuyện với phóng viên, anh nói tiếng Lào rất lưu loát. Anh Dương tươi cười nói, mấy năm công tác tại Lào, động lực học tập tiếng Lào rất mạnh mẽ. Anh nói :
Hiện nay tôi nói tiếng Lào là tự học trong thời gian công tác 2-3 năm tại Lào. Lúc ấy, tôi làm việc chủ yếu là nói tiếng Phổ thông Trung Quốc và tiếng Anh, nhưng do sau khi quen biết cô Phu-kham thì bắt đầu phấn đấu học tập tiếng Lào, nếu không học giỏi tiếng Lào thì tôi không lấy được cô ấy.
Năm 1999, hai người sau khi kết hôn trở về Bắc Kinh. So với bầu không khí sinh hoạt yên tĩnh thỏa mái ở đất nước Lào, nhịp sống nhộn nhịp huyên náo của đô thị Quốc tế Bắc Kinh mang lại cho chị Phu-kham một cảm giác hoàn toàn mới mẻ, khiến chị có ấn tượng rất sâu sắc. Chị Phu-kham nói :
Nhớ lại khi tôi mới đến, chơi công viên vào cổng chính đi ra cổng sau mất hơn một giờ đồng hồ, người rất đông. Ở Lào chỉ vào ngày lễ mới có nhiều người tụ tập, như ngày lễ Thawang.v.v..., nhưng ở Bắc Kinh cảm thấy hàng ngày đều có đông người như ngày lễ ở Lào. Cảm giác này cho mãi tới nay vẫn không quên.
Từ năm 1999 đến năm 2009, thời gian như thoi đưa, thấm thoát mười năm trôi qua, chị Phu-kham tận mắt chứng kiến sự biến đổi của Bắc Kinh trong hàng ngày. Nhà chị đã sắm thêm chiếc xe Ô-tô. Chị Phu-kham nói :
Tôi đến Bắc Kinh năm 1999, cho tới nay vừa đúng mười năm, Bắc Kinh thay đổi nhiều lắm. Bất kể là xây dựng thành phố hay là giao thông đều có nhiều phát triển, kinh tế phồn vinh. Những tòa nhà cao tầng như măng mọc. Nhất là để đón chào Đại hội thể thao Ôlimpic Bắc Kinh, công tác xây dựng thành phố Bắc Kinh lại có sự phát triển to lớn hơn nữa. Điều kiện sinh hoạt đã được nâng cao rất nhiều. Ví dụ 10 năm trước, xe buýt chạy bằng xăng dầu, còn bây giờ thì chạy bằng năng lượng điện và ga. Nếu hai-ba năm mới đến một nơi thì có thể lạc đường, môi trường xung quanh biến đổi lớn lắm. Xe hơi gia đình cũng nhiều lên, giao thông công cộng cũng rất tiện lợi.
1 2 |