Bố mẹ của Trương Tân cũng cảm thấy bực mình. Từ khi Tân lên cấp 2, bố mẹ cảm thấy căng thẳng hơn Tân. Cả ngày bận tíu tít cho việc ăn mặc, đi lại và lo lắng kết quả học tập của Tân. Nhưng bố mẹ đâu ngờ rằng, trước sự quan tâm chu đáo của cha mẹ, cô bé Tân từ nhỏ ngoan ngoãn lại bắt đầu xa lánh với bố mẹ.
Mẹ Tân cho phóng viên biết: "Từ ngày Tân đi học đến nay, chị hầu như không có một ngày nào ngủ được ngon giấc. Hàng ngày dậy từ tờ mờ sáng chuẩn bị bữa cơm sáng, đợi con ăn xong đưa đến trường, rồi vội vã đi làm. Tan tầm về nhà lại nghĩ cách nấu đổi món cho con ăn được ngon miệng, tối đến hướng dẫn con làm bài tập. Sự vất vả và nhọc nhằn này tất cả là vì con. Điều khiến mẹ Tân không thể chấp nhận được là, bây giờ cứ về đến nhà là Tân khóa chặt cửa buồng của mình. Mẹ Tân nói: "Tạo sao chúng tôi tận tâm tận sức vì con, mà cháu lại có ác cảm với bố mẹ."
Giáo sư Trương Ngọc Trung của Phòng nghiên cứu Tâm lý tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc cho biết: Theo đà phát triển của tâm lý, tâm lý của thanh thiếu niên có sự chuyển biến lớn. Các em cảm thấy mình ngày một tiếp cận tuổi trưởng thành, đối với mọi việc trong cuộc sống đều đã có sự nhận thức và đánh giá mới. Lúc này, các em chỉ mong trong gia đình được ở vào địa vị của người lớn. Mong bố mẹ tôn trọng ý kiến và cách nhận thức trong cuộc sống của mình như tôn trọng ý kiến của người lớn. Nhưng trong thâm tâm cha mẹ, trẻ con vẫn là trẻ con. Cha mẹ thường chỉ bảo con cái theo cách nghĩ của mình, mà trong quá trình dạy dỗ tồn tại rất nhiều sai sót, khiến giữa cha mẹ và con cái ngày càng không thông cảm cho nhau.
Giáo sư Trương Ngọc Trung nói, hiện nay có nhiều bậc phụ huynh thường nói với con là, con nhà ai rất xuất sắc, con nhà ai thi đỗ đại học. Nhẽ ra, muốn thông qua những điển hình này để nhắc nhở con, nhưng thực ra đã xúc phạm đến lòng tự trọng của con. Có nhiều phụ huynh gửi gắm tất cả những ước mơ và niềm hy vọng của mình vào con cái, nên con không chịu khó học tập là việc mà cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất. Kết quả học tập của con là vấn đề mà phụ huynh quan tâm nhất.
Giáo sư Trương Ngọc Trung cho rằng, cha mẹ bắt con chỉ suốt ngày vùi đầu trong đống sách vở, thì sẽ khiến cho các em cảm thấy chán ngán.
Con cái học giỏi là cha mẹ cảm thấy mọi điều suôn sẻ. Bằng không sẽ cảm thấy con mình không có một ưu điểm gì. Cha mẹ không nghĩ đến cảm xúc của con, khiến con cái không muốn chuyện trò và trao đổi với cha mẹ. 1 2 |