Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nghề trồng rừng và trồng hoa quả hiện đại đã giúp nông dân biên giới tỉnh Vân Nam thực hiện làm giàu
   2009-09-21 17:19:25    cri

Sở dĩ nghề trồng rừng và trồng hoa quả ở bản làng Man-long-lơ phát triển nhanh chóng là vì cải cách quyền sở hữu rừng tập thể được triển khai sâu rộng. Kể từ thập niên 90 thế kỷ 20 đến nay, bản làng Man-long-lơ đã cải cách mấy lần chế độ quyền sở hữu rừng tập thể, giao quyền kinh doanh đất trồng rừng và quyền sở hữu rừng vốn thuộc tập thể cho các hộ gia đình nông dân, chế độ gia đình nông thôn từ nhận ruộng khoán đã mở rộng tới nhận đất trồng rừng khoán.

Ở huyện Mường Lạp, châu Xíp-xỏng-bản-na, nơi sở tại của bản làng Man-long-lơ, tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện lên tới trên 66%. Trong khi đẩy nhanh phát triển nghề trồng rừng, huyện Mường Lạp cũng đưa ra nhiều chính sách bảo vệ lâm nghiệp, tăng cường trả lại ruộng đất cho trồng rừng và quản lý hệ thống sinh thái. Huyện Mường Lạp đã thực hiện lượng gia tăng tài nguyên rừng nhiều hơn lượng tiêu hao. Ông Dao Tăng Cường, Phó Chủ tịch thường trực huyện Mường Lạp nói:

"Về lâm nghiệp, chúng tôi chủ yếu áp dụng chính sách khoanh núi trồng rừng, trồng cây gây rừng v.v, chẳng hạn không cho phép chặt phá rừng ở nơi có độ cao nhất định so với mặt biển, cây cao su ở nơi có độ cao nhất định so với mặt biển phải trả lại đất cho trồng rừng theo từng năm, tức là từng bước thực thi cơ chế đền bù tài nguyên rừng. Yêu cầu nông dân bảo vệ đất trồng rừng, chính quyền phải cấp khoản vốn nhất định cho nông dân."

Điều đáng nói là, bản làng Man-long-lơ đã đưa nội dung bảo vệ rừng vào điều lệ của làng, nâng cao ý thức và tính tự giác bảo vệ rừng, bảo vệ sinh thái của dân làng. Đằng sau bản làng là rừng quốc gia và rừng tập thể với diện tích hơn 600 héc-ta, nhưng không có dân làng nào tự tiện chặt phá cây.

Ông Nham Lạp Hương, Chủ tịch thị trấn Mường Lạp, huyện Mường Lạp nói, thị trấn Mường Lạp một mặt điều chỉnh kết cấu lâm nghiệp, tăng thu nhập nông dân trong tiền đề bảo vệ đất trồng rừng; mặt khác còn dựa vào chính sách cải cách chế độ quyền sở hữu rừng tập thể, kết hợp ưu thế ruộng đất và tài nguyên địa phương, ra sức phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi. Nghề trồng trọt và chăn nuôi có triển vọng nâng thu nhập ròng bình quân đầu người ở cả huyện lên khoảng 2000 nhân dân tệ. Chủ tịch thị trấn nói:

"Chúng tôi sẽ phát triển nghề chăn nuôi gà ta, nuôi gà hoa trà dân tộc Thái dưới gốc cây, còn nghề trồng cây tre sẽ có quy mô lớn hơn, hiện nay xung quanh bản làng đều là cây tre. Ngoài ra, chúng tôi còn trồng dược liệu thạch hộc, nghề trồng dược liệu này cũng là một nghề được Chính phủ hỗ trợ. Năm nay chúng tôi đã bắt đầu triển khai thí điểm, sau khi thí điểm thành công sẽ tiếp tục phổ biến. Đến năm 2012, thu nhập ròng bình quân đầu người sẽ lên tới 5000-6000 nhân dân tệ."


1 2