Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nghề trồng rừng và trồng hoa quả hiện đại đã giúp nông dân biên giới tỉnh Vân Nam thực hiện làm giàu
   2009-09-21 17:19:25    cri

Nghe Online

Man-long-lơ là một bản làng dân tộc thiểu số ở huyện Mường Lạp, châu Xíp-xỏng-bản-na, phía nam tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Trong bản làng có rừng cây xanh lá, rừng tre bao bọc, cây cổ thụ cao chót vót, còn có một sông Nam Lạp chảy qua bản làng. Những năm qua, bản làng Man-long-lơ ra sức phát triển nghề trồng rừng và trồng hoa quả hiện đại, không những đã bảo vệ hữu hiệu môi trường sinh thái ở bản làng, mà còn hỗ trợ nông dân nhanh chóng bước lên con đường làm giàu.

Cuối thập niên 80 thế kỷ 20, bản làng Man-long-lơ bắt đầu thử trồng cây cao su—cây công nghiệp Á Nhiệt Đới, và thu được thành công bước đầu. Đầu thế kỷ 21, bản làng bắt đầu phổ biến kỹ thuật trồng cây cao su trong phạm vi lớn. Tính đến nay, diện tích trồng cây cao su của cả làng lên tới 82 héc-ta, trong đó trên 20 héc-ta đã khai thác mủ. Hơn nữa, sau nhiều năm thực tiễn, dân làng cũng phát hiện giá trị kinh tế của cây cao su cao hơn nhiều so với cây trồng truyền thống như lúa, chuối tây v.v. Ông Chu Vân Xương, người hướng dẫn xây dựng nông thôn mới ở thôn Man-long-lơ cho biết:

"Chúng tôi đã trồng cây cao su hơn 1000 mẫu. Mủ cao su chủ yếu bán cho nhà máy chế biến mủ cao su theo giá thị trường. Hiện nay, dân làng đã biết trồng cây cao su thực hiện hiệu quả kinh tế cao nhất, tốt hơn trồng lúa, chuối tây v.v, cho nên hiện nay cây cao su được trồng trên diện tích lớn."

Trên cơ sở đáp ứng đất trồng cây cao su và trồng lương thực, một số nông dân ở bản làng Man-long-lơ cho doanh nghiệp thuê đất còn lại để trồng chuối tiêu. Ông Nham Lạp Hương, Chủ tịch thị trấn Mường Lạp, huyện Mường Lạp, nơi sở tại của bản làng Man-long-lơ cho phóng viên biết:

"Nếu đất canh tác còn thừa, nông dân cho doanh nghiệp thuê để trồng chuối tiêu; nếu người dân dùng toàn bộ đất trồng lương thực, hàng năm lợi nhuận mỗi mẫu đất chỉ đạt 250-300 nhân dân tệ, nếu cho doanh nghiệp thuê, thu nhập sẽ lên tới 1100-1200 nhân dân tệ/mẫu. Đồng thời, trong thời gian rảnh rỗi, nông dân còn có thể cung cấp dịch vụ du lịch miệt vườn, cắt mủ cao su, đi làm thuê v.v."

Ở bản làng Man-long-lơ, phóng viên Đài chúng tôi nhìn thấy trong gia đình dân làng có đủ các đồ diện gia dụng, hầu như mỗi một người đều có điện thoại di động, còn có không ít gia đình đã mua máy kéo, xe công nông ba bánh v.v. Nhiều nông dân còn dàn dựng chương trình biểu diễn văn nghệ trong mùa nông nhàn, để phong phú thêm đời sống. Bác Bô-kan-lô hơn 60 tuổi nói, hiện nay Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, kể từ năm 2005, nông dân đã không cần trả tiền mua tư liệu sản xuất của phần lớn cây nông nghiệp, ngoài ra, điều kiện sản xuất được cải thiện cũng nâng cao nhiều hiệu suất canh tác của nông dân. Bác trước kia không dám nghĩ tới có một ngày nào đó sẽ thực hiện mức thu nhập hiện nay. Bác nói:

"Gia đình tôi có 6 người, 12 mẫu ruộng nước, 30 mẫu cây cao su. Hai năm qua tôi cho thuê phần ruộng nước để doanh nghiệp đến từ Nội địa trồng cây cao su. Hàng năm gia đình tôi có thu nhập 30 nghìn nhân dân tệ gồm thu nhập cho thuê ruộng nước và cắt mủ cao su. Đời sống sung túc, tốt hơn nhiều so với 10 năm trước, lúc đó thu nhập bình quân đầu người chỉ có khoảng 1000 nhân dân tệ, thậm chí còn ít hơn 1000 nhân dân tệ. 10 năm qua, thu nhập của chúng tôi ngày càng, năm sau cao hơn năm trước."

1 2