Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc tự chủ chế tạo thành công kính viễn vọng đường kính lớn nhất thế giới
   2009-09-15 16:58:49    CRIonline

Nghe Online

Cách đây bốn trăm năm, nhà bác học người I-ta-li-a Ga-li-lê đã phát minh kính viễn vọng quan trắc thiên văn, mở rộng tầm mắt của loài người. 400 năm sau, Trung Quốc ngày nay đã đầu tư hơn 200 triệu đồng nhân dân tệ, tự chủ chế tạo kính viễn vọng với đường kính lớn nhất thế giới, cung cấp phương tiện tiên tiến hơn cho loài người nghiên cứu những điều huyền bí của vũ trụ.

Kính viễn vọng thiên văn nói trên là tòa kiến trúc khổng lồ mầu trắng, nằm trên ngọn núi cách Bắc Kinh 170 ki-lô-mét về phía Đông Bắc. Nhìn từ xa, tòa kiến trúc này giống như bệ phóng tên lửa, cao chọc trời, chỗ cao nhất cao hơn 15 tầng. Gần đây, sau khi thông qua nghiệm thu của Nhà nước, dự án LAMOST này đã chính thức hoàn thành. Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Bạch Xuân Lễ nói, dự án này đã chi 235 triệu đồng nhân dân tệ. Việc xây dựng dự án này đã phá vỡ thắt nút cổ chai của kính viễn vọng đường kính lớn không thể song song có cả chức năng độ mở rộng, khiến công nghệ nghiên cứu chế tạo kính viễn vọng lớn của Trung Quốc đã đi trước đón đầu.

"Dự án 'LAMOST' đã thực hiện nhiều sự đổi mới công nghệ đầu tiên trên quốc tế, những đổi mới công nghệ đó là một thách thức ngay cả các nước mạnh về thiên văn cũng không dám ứng đối. Việc xây dựng dự án này đã đưa kỹ thuật nghiên cứu chế tạo kính viễn vọng Trung Quốc đạt trình độ tiên tiến quốc tế, đặt cơ sở vững chắc cho Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo kính viễn vọng thiên văn với đường kính lớn hơn, trình độ cao hơn trong tương lai."

Nói chung, kính viễn vọng thiên văn đường kính lớn khó mà thực hiện độ mở rộng. Trái lại kính viễn vọng không gian lớn lại không thể có đường kính lớn, sở dĩ hai điều kiện này không thể kết hợp song song với nhau, là vì chế tạo loại kính viễn vọng này cần có ống kính chính xác cao tối thiểu dài vài chục mét và chiếc giá khổng lồ; kính viễn vọng khổng lồ như vậy còn phải di chuyển theo sự vận động của thiên thể, đó là những công nghệ khó mà thực hiện.

Trước khó khăn này, nhà thiên văn các nước chưa hề từ bỏ mục tiêu nghiên cứu chế tạo kính viễn vọng có cả ưu thế đường kính lớn và không gian lớn. Là một chương trình khoa học quan trọng của Nhà nước, Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án LAMOST từ năm 1996. Tổng công trình sư dự án LAMOST, Phó Giám đốc Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc Thôi Hướng Quần cho biết, kính viễn vọng LAMOST gồm ống kính tự điều chỉnh rộng khoảng 25 mét vuông, tấm gương cầu chính rộng 40 mét vuông cũng như các tiêu diện. Nguyên lý làm việc cơ bản của kính viễn vọng này là, cố định tấm gương cầu chính và tiêu diện trên mặt đất, kính tự điều chỉnh theo dõi sự vận động của thiên thể, ánh sáng thiên thể phản chiếu qua kính tự điều chỉnh, rồi phản xạ lên kính cầu chính, rồi qua sự phản xạ của kính cầu chính mới hình thành ảnh trên tiêu diện. Qua đo trắc, đường kính của kính viễn vọng LAMOST rộng 6 mét, có độ mở là 5 độ, thế nhưng hiện nay trên thế giới, kính viễn vọng thiên văn thường đường kính lớn như nhau chỉ có độ mở chưa tới 1 độ.

1 2