Chính vì vậy, công trình khoảng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ khiến người ta kinh ngạc: Tháng 10 năm 2003 lần đầu tiên tiến hành chuyến bay khoảng không vũ trụ có người lái, phi hành gia Dương Lợi Vĩ đã thành công bay hơn 21 tiếng đồng hồ trên khoảng không vũ trụ. Năm 2005, Trung Quốc lại tiến hành chuyến bay khoảng không vũ trụ có người lái, hai phi hành gia đã trở về sau khi bay 5 ngày trên khoảng không vũ trụ. Tháng 9 năm 2008, 3 phi hành gia đáp tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-7 bay gần 3 ngày trên khoảng không vũ trụ. Trong thời gian bay, phi hành gia Trác Chí Cương đã có cuộc đi bộ đầu tiên của người Trung Quốc trên khoảng không vũ trụ.
Trong khi đó, người Trung Quốc còn để tầm mắt đến Mặt trăng cách Trái đất xa hơn. Tháng 10 năm 2007, Trung Quốc đã phóng quả vệ tinh thăm dò Mặt trăng đầu tiên mang tên Hằng Nga-1. Trong một năm sau đó, Hằng Nga-1 đã hoàn thành các nhiệm vụ thăm dò dự định. Ông Tôn Gia Đống, Trưởng kỹ sư thiết kế công trình thăm dò Mặt trăng của Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài chúng tôi nói:
"Trước đó, tất cả hoạt động khoảng không của Trung Quốc trên cơ bản đều xoay quanh khoảng không gần Trái đất, cũng tức là ở độ cao cách Trái đất mấy trăm ki-lô-mét, mấy nghìn ki-lô-mét đến mấy chục nghìn ki-lô-mét. Sau khi chúng ta đã nắm được kỹ thuật khoảng không vũ trụ nhất định, tất sẽ phát triển vào chiều sâu khoảng không vũ trụ, bước đầu tiên là đến Mặt trăng."
Không những vậy, dự án nghiên cứu chế tạo máy bay loại lớn gác lại nhiều năm rốt cuộc đến năm 2007 đã giành được sự phê chuẩn của nhà nước Trung Quốc, được đưa vào chương trình nghị sự. Ông Cam Lập Vĩ, kỹ sư cao cấp Công ty hữu hạn cổ phần công nghiệp khoa học kỹ thuật hàng không Trung Quốc nói, Trung Quốc có triển vọng đến năm 2020 có máy bay lớn của mình.
"Nếu đến năm 2020 chúng ta có thể hoàn toàn nghiên cứu chế tạo ra máy bay lớn, phải nói rằng sức mạnh của đất nước chúng ta đã tăng cường rõ rệt, hơn nữa cũng có vai trò thúc đẩy to lớn đối với việc nâng cấp các ngành công nghiệp khác của chúng ta."
Mọi người không khó phát hiện, những năm qua, sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong giới hàng không vũ trụ quốc tế cũng ngày càng lớn—máy bay mới ARJ21 do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo đã bán ra thị trường Âu Mỹ; Trung Quốc và Bra-xin hợp tác nghiên cứu phát triển vệ tinh tài nguyên Trái đất, đã cung cấp nhiều phục vụ về mặt điều tra, phát triển, sử dụng và quản lý tài nguyên đất đai cho Trung Quốc và nước hữu quan; ngoài ra, Trung Quốc còn lần lượt phóng vệ tinh thông tin cho Vê-nê-xu-ê-la, Ni-giê-ri-a, dùng vào cung cấp phục vụ y tế, giáo dục từ xa cho cư dân vùng sâu vùng xa, v.v.
Trong lúc chào mừng 60 năm Quốc khánh Trung Quốc, mọi người cảm thấy vui mừng khi điểm lại thành quả khoa học kỹ thuật mà Trung Quốc giành được trước đây. Nhưng đúng như Trưởng Kỹ sư thiết kế tàu vũ trụ Thần Châu-7 Chu Kiến Bình đã nói, giấc mơ bay lên trời của người Trung Quốc chỉ mới bắt đầu, sự nghiệp khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cũng chỉ mới bắt đầu bay lên. 1 2 |