Năm nay là kỷ niệm 60 năm Quốc khánh Trung Quốc. Qua mấy chục năm tích luỹ phát triển, những năm qua Trung Quốc đã rất được mọi người chú ý trong lĩnh vực khoảng không vũ trụ tiêu biểu cho thực lực khoa học kỹ thuật tổng hợp của một quốc gia. Trong tiết mục 60 năm nước Trung Hoa mới hôm nay, chúng tôi sẽ lấy ví dụ người Trung Quốc lần đầu tiên đi bộ ngoài khoảng không vũ trụ, giới thiệu với các bạn một số thành tựu khoa học kỹ thuật mà Trung Quốc giành được trong lĩnh vực khoảng không vũ trụ kể từ ngày nước Trung Hoa mới thành lập 60 năm đến nay.
"Tàu Thần Châu-7 đã ra ngoài khoang, cảm giác thân thể rất tốt, xin gửi lời thăm hỏi tới nhân dân toàn quốc, nhân dân toàn thế giới."
Ngày 27 tháng 9 năm 2008, trên khoảng không vũ trụ cách Trái đất hơn 300 ki-lô-mét, phi hành gia Trung Quốc Trác Chí Cương đã cất bước đi đầu tiên của người Trung Quốc ra ngoài khoảng không vũ trụ. Lời nói các bạn vừa nghe là lời thăm hỏi của anh Cương từ trên khoảng không vũ trụ gửi tới nhân dân Trung Quốc, nhân dân toàn thế giới. Quá trình có ý nghĩa lịch sử này có nghĩa là, anh Cương trở thành người Trung Quốc đầu tiên đi bộ ngoài khoảng không vũ trụ, Trung Quốc trở thành nước thứ ba trên thế giới nắm được kỹ thuật hoạt động ngoài khoảng không vũ trụ tiếp sau Nga và Mỹ.
Kỹ thuật vũ trụ có người lái là một kỹ thuật tập trung nhiều môn học. Nó liên quan đến 7 hệ thống lớn như tên lửa, tàu vũ trụ, thông tin đo lường điều khiển v.v, là công trình phức tạp nhất, to lớn nhất, có sự rủi ro nhất trên thế giới hiện nay. Ông Trương Kiến Khải, Phó Tổng Chỉ huy công trình vũ trụ có người lái Trung Quốc nói, nếu không có năng lực khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học phát triển cao, thì không thể hoàn thành hoạt động ngoài khoảng không vũ trụ. Song tất cả những thứ đó, vào 60 năm trước, có thể nói là một mơ ước xa xôi đối với người Trung Quốc. Lúc đó, cả nước Trung Quốc chỉ có chưa đến 500 người làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Những ngày đầu mới thành lập Nước Trung Hoa mới, nhà nước đã đặt việc phát triển sự nghiệp khoa học kỹ thuật lên vị trí quan trọng, đã ấn định đề cương quy hoạch lâu dài phát triển khoa học kỹ thuật. Năm 1964, Trung Quốc cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Ba năm sau, Trung Quốc cho nổ thành công quả bom khinh khí đầu tiên. Năm 1970, Trung Quốc phóng thành công quả vệ tinh Đông Phương Hồng-1—vệ tinh nhân tạo Trái đất đầu tiên lên khoảng không vũ trụ. "Hai quả bom, một quả vệ tinh", không những đã tăng cường thực lực khoa học kỹ thuật và thực lực quốc phòng của Trung Quốc, đã xác định vị thế quan trọng của Trung Quốc trên trường quốc tế, cũng đã chuẩn bị điều kiện kỹ thuật, nhân tài v.v cho việc phát triển sự nghiệp khoảng không vũ trụ của Trung Quốc. Ông Mai Vĩnh Hồng, người phụ trách hữu quan Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc phân tích nói:
"Sự phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc đã hình thành sự tích luỹ khá phong phú, Trung Quốc có hệ thống môn học hoàn bị không nhiều trên thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc đã tích luỹ nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật phong phú, bao gồm những người làm công tác nghiên cứu phát triển. Những thứ đó đều xếp vào hàng đầu thế giới."
Năm 1978 Trung Quốc thi hành chính sách cải cách mở cửa. Cũng bắt đầu từ đó, Trung Quốc đã xác định tư tưởng chiến lược "khoa học kỹ thuật là sức sản xuất thứ nhất", bắt đầu tích cực tổ chức thực hiện một số công trình nghiên cứu giải quyết khoa học kỹ thuật. Bởi vậy, trong mấy chục năm ngắn ngủi, bộ mặt sự nghiệp khoa học Trung Quốc đã hoàn toàn được thay đổi, thực lực khoa học kỹ thuật nhanh chóng nâng cao.
Công trình khoảng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc chính thức khởi động từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Trước khi triển khai nhiệm vụ bay vũ trụ có người lái lần đầu tiên, Trung Quốc dựa vào sức mạnh của mình, đã nghiên cứu chế tạo và phóng hơn 50 quả vệ tinh nhân tạo Trái đất với 15 loại hình; ngoài ra, Trung Quốc còn đã tự nghiên cứu chế tạo hơn 10 loại tên lửa đẩy "Trường Chinh", phóng hơn 70 quả vệ tinh trong và ngoài nước lên khoảng không vũ trụ.
1 2 |