Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tình cảm của "Nông dân ngoại" với ruộng lúa Trung Quốc
   2009-08-27 14:58:44    cri

Ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô và nông dân trong thôn đã ký kết thành công Hợp đồng khoán đất trồng này khiến bà con nông dân rất vừa ý. Ông Du Quang Trung, nông dân trong thôn nói, suy xét từ thực tế, đem ruộng đất cho thuê có lợi hơn nhiều so với tự mình cày cấy.

Nhà chúng tôi bình thường một năm cũng thu hoạch được nghìn cân thóc, trừ phân bón, tiền mua thuốc sâu.v.v..., cũng chỉ còn 200-300 đồng Nhân dân tệ, đương nhiên là cho thuê có lợi hơn. Chúng tôi còn có thể đi nơi khác làm việc kiếm tiền.

Ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô sinh sống bằng nghề trồng ruộng ở Nhật Bản, ông là chủ một trang trại, ông còn có gần 150 héc-ta đất trồng cày cấy hoàn toàn cơ giới hóa. Ông đến Trung Quốc nhận khoán đất trồng là muốn giới thiệu cày bừa trồng trọt bằng cơ giới hóa cho Trung Quốc, thực hiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hóa năng xuất cao. Chị Ngu Xuân Hà, hiện là giám đốc trang trại "Nông Uyển xanh" nói, họ đã tiến bước lớn về mặt thực hiện cày cấy cơ giới hóa.

Chúng tôi đã đầu tư hơn 2 triệu Nhân dân tệ, mua hai chiếc máy kéo Đông Phương Hồng có thể cấy trồng, từ Nhật Bản chở đến 12 chiếc máy cơ giới nữa. Nếu nay đều san bằng đất thành những thửa ruộng rộng thì sẽ dễ cày bừa,trồng trọt.

Thấm thoát nửa năm đã trôi qua, "Nông Uyển xanh" ban đầu được bà con quan tâm đã dần dần trở thành qui mô. Những thửa ruộng rất nhỏ trước đây đã được san bằng thành thửa ruộng lớn, trong hơn 20 nhà kính trồng rau xanh mọc um tùm, đâm hoa kết quả.

Mặc dù mới dành được thành quả bước đầu, nhưng muốn thu hồi vốn đầu tư trong thời gian ngắn thì chắc chắn không phải là việc dễ dàng. Ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô nói, ông còn muốn thuê thêm 60 héc-ta đất trồng để mở rộng qui mô kinh doanh. Nếu có thể được, ông còn muốn du nhập giống lúa Nhật bản vào Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn muốn thành lập một Cơ sở đào tạo "Chuyên tu" tại đây, để cho nông dân địa phương nắm được kỹ thuật cày bừa trồng trọt tiên tiến.

Tôi muốn mở rộng Công ty lớn hơn nữa, để cho học sinh chuyên tu có Cơ sở đào tạo, biết ngoại ngữ Nhật, đi Nhật Bản dễ tìm việc làm. Mà học sinh chuyên tu sau khi trở về có thể làm việc tại đây. Mong chính phủ Trung Quốc tăng thêm một số điều kiện ưu đãi, để tôi thực hiện nguyện vọng kể trên.

Chính quyền địa phương rất quan tâm chú ý tới nguyện vọng của ông "Nông dân ngoại" Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô này, cũng cung cấp nhiều chính sách ưu đãi và giúp đỡ. Tuy "Nông Uyển xanh" là trang trại do người Nhật đầu tư, nhưng vẫn được hưởng trợ cấp 1500 đồng Nhân dân/Một héc-ta do chính phủ Trung Quốc qui định.

Hiện nay, tại Tín Dương cũng như toàn Trung Quốc, các nơi tự phát tìm tòi và thông qua thực tiễn chuyển khoán đất đai bằng nhiều hình thức. Riêng thành phố Tín Dương có 13 o/o tổng diện tích đất canh tác chuyển khoán lại đất đai. Hơn nữa chính sách chuyển khoán lại đất canh tác cũng mang lại cơ hội thương mại và lập nghiệp cho nông dân trở lại quê nhà làm việc và Thương gia nước ngoài như ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô.


1 2