Chị một ngày không biết phải thay giặt bỉm cho chồng bao nhiêu lần. Sau khi liệt chồng chị rất khó tính, chị phải chiều theo ý chồng. Chồng chị ở nhà mãi cũng buồn, chị mua chiếc xe lăn tay, một ngày 4 lần cõng chồng lên xe đẩy ra ngoài.
Trong suốt 23 năm, chị Anh không những tận tâm chăm sóc chồng, mà còn phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con cái. Không ai có thể biết được, người phụ nữ không còn nhìn thấy ánh sáng này đã rơi biết bao nước mắt, bị thương biết bao lần và đã bao đêm trằn trọc không ngủ.
Năm 2005, trước lúc lâm trung, chồng chị nắm chặt tay vợ nói: "Kiếp này em vất vả nhọc nhằn vì anh, anh không thể làm gì để đền đáp công ơn của em, mong kiếp sau mình lại nên vợ nên chồng, để anh đền đáp ơn em."
Chồng chị Anh có 5 anh chị em, từ trước đến nay, chị không muốn vì mình khuyết tật, mà để các em phải chăm sóc mẹ chồng, chị cũng như những anh chị em khác lần lượt chăm sóc bà cụ. Chị phải gánh vác tất cả công việc phụng dưỡng mẹ già, chăm sóc chồng và nuôi dạy con cái.
Một ngày 3 bữa, bát cơm đầu tiên chị bưng lên cho mẹ chồng. Mỗi khi con cái về mua gì, là chị lại đưa cho bà cụ dùng trước. Mẹ chồng bị ốm, trong lòng bực dọc, nói nhiều, chị Anh cũng không một lời oán trách. Bà cụ mẹ chồng có lúc dỗi không ăn cơm, chị bón từng thìa cho cụ. Chị nói: "Cụ còn sống ngày nào, thì con tận tâm chăm sóc cụ ngày ấy.
Mùa xuân năm 2006, bà cụ mất, lúc đó cụ đã 94 tuổi, bà Anh cũng đã 64 tuổi.
Bà Anh thổ lộ với phóng viên một nguyện vọng mà bà giấu kín trong lòng bao năm qua: "Nếu được thì tôi xin quyên giác mạc."
Bà nói: "Những năm qua, tôi thực sự nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và xã hội, nên tôi có ý nghĩ quyên giác mạc để đền đáp xã hội."
40 năm với 14 nghìn ngày đêm, bà Anh dựa vào chiếc gậy để dò đường, trong bóng tối, bằng lòng hiếu thảo của người con, bằng tình cảm sâu nặng và tình thương yêu vô bờ bến, đã viết lên bài ca chứa chan tình cảm, khiến biết bao người phải cảm động. 1 2 |