Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Niềm vui và nỗi buồn của học sinh tiểu học Bắc Kinh Trung Quốc
   2009-08-20 16:35:30    CRIonline

Chỉ có Đại hội thể thao và môn thể dục thì không thỏa mãn được sự ham chơi của các em, vừa nghỉ giải lao, các em liền túm năm tụm ba chạy ra sân trường vui chơi giải trí. Các em ai nấy đều phấn khởi vui chơi giải trí.

Cũng như trẻ em thành thị, môi trường trưởng thành của nhi đồng khu vực nông thôn rộng lớn Trung Quốc càng được sự quan tâm rộng rãi của các giới xã hội. Tại Trường Thế Kỷ thị trấn Vương Tá quận Phong Đài ngoại ô phía nam thành phố Bắc Kinh, các em sinh hoạt cũng rất vui nhộn. Trong Ngày Quốc tế thiếu nhi Mùng 1 tháng 6, Nhà trường tổ chức buổi liên hoan văn nghệ đã thu hút nhiều nhân sĩ nổi tiếng các giới xã hội và diễn viên Trung Quốc tham gia, các em học sinh cũng biểu diễn tiết mục đặc sắc, phong phú.

Trường học Thế Kỷ là một ngôi trường chủ yếu nhận học sinh con em nông dân vào thành phố làm việc. Theo đà nông dân vào thành phố làm việc ngày một nhiều, giáo dục con cái họ từng bước trở thành một vấn đề xã hội. Trường Thế Kỷ bắt đầu trù bị xây dựng vào năm 1998 và chính thức mở trường nhận học sinh vào năm 1999, tới nay đã trải qua con đường 10 năm, đã giải quyết vấn đề giáo dục cho rất nhiều con em nông dân vào thành phố làm việc.

Em Đàm Á Lệ năm nay 12 tuổi, là học sinh lớp 5 Trường Thế Kỷ. Quê em ở vùng nông thôn thành phố Trùng Khánh miền tây Trung Quốc, nhưng em ra đời tại Bắc Kinh và luôn theo học tại Bắc Kinh. Hiện nay bố mẹ em lại về quê hương Trùng Khánh làm việc, nhưng em ở lại bắc Kinh, nhờ anh trai và chị dâu chăm sóc em. Tuổi thơ của em Đàm Á Lệ cũng vui tươi như các em thành thị.

Em tan học về nhà làm bài tập, chơi đùa với các bạn quanh nhà, nhảy dây, nhảy cò, đá cầu, chơi cầu lông.

Giáo dục của Nhà Thế Kỷ gồm lớp dự bị, lớp một đến lớp sáu tiểu học, năm thứ nhất và năm thứ hai sơ trung tổng cộng 9 khối, hơn 800 học sinh và hơn 40 giáo viên. Nguồn kinh phí của nhà trường cơ bản chỉ có học phí của học sinh, do đó điều kiện rất có hạn. Lớp học là nhà một tầng tu sửa lại, bàn ghế sử dụng nhiều năm, nhà trường cũng không có thiết bị giảng dạy hiện đại, không có phòng vi tính. Giáo trình giảng dạy cơ bản cũng như trường phổ thông khác. Nhưng do tài chính hạn chế, rất nhiều giáo viên cùng lúc dạy hai môn học. Cô giáo Cao Hiểu Dương chủ nhiệm lớp em Đàm Á Lệ cho biết, học sinh lớp cô cũng đến từ các nơi trong cả nước.

Lớp chúng tôi hiện nay có 31 học sinh, có học sinh An Huy, Hà Nam, Hà Bắc, Lạc Dương.v.v..., tứ xứ thập phương đều có.

Các em đến từ các nơi khác nhau tuy bình thường cũng có mâu thuẫn nhỏ, nhưng chưa bao giờ xảy ra tranh chấp do khu vực khác nhau. Cô giáo Cao Hiểu Dương kiêm dạy hai môn văn và toán tại nhà trường. Cô giáo cho chúng tôi biết, điều kiện nhà trường không khá, đãi ngộ giáo viên cũng không cao. Nhưng vì tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm, cô vẫn yêu mến sự nghiệp Giáo dục, thích quây quần với các em.

Trước sự giúp đỡ của các giới xã hội, những khó khăn về điều kiện giảng dạy sẽ dần dần được cải thiện. Ngày Quốc tế thiếu nhi Mùng 1 tháng 6, nhiều doanh nghiệp đã dang tay quyên góp tiền mặt và vật tư cho nhà trường.

Nhưng các em học tập ở đây cũng có buồn phiền của mình là bị hạn chế của hộ tịch, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp tiểu học hoặc học hết năm thứ hai sơ trung tức lớp 8 thì về quê nhà học tiếp. Em Đàm Á Lệ đang đứng trước vấn đề như vậy.

Em Đàm Á Lợi nói, em học hết tiểu học ở đây xong rất có thể về quê nhà học sơ trung. Trình độ giáo dục của thủ đô Bắc Kinh khác với trình độ giáo dục của nhà trường quê hương, làm cho các em rất khó thích ứng. Đây cũng là vấn đề nan giải trong giáo dục con em nông dân vào thành thị làm việc của Trung Quốc.


1 2