Khi các em nói nước mắt nước mũi ràn rụa, nói về giáo viên của các em, nói về cá nhân và khó khăn của gia đình các em, tôi hết sức cảm động về việc này. Không chỉ nói riêng cá nhân các em khó khăn như thế nào, chủ yếu là tập trung nói về tinh thần của bảy em phát biểu trước và giáo viên của các em làm chúng tôi cảm động. Là người làm công tác từ thiện mà nói, chúng tôi càng phải có trách nhiệm giúp đỡ các em.
Sau khi nghe em cuối cùng phát biểu, ông Lý Kế Quang đã không cầm nổi nước mắt. Ông quyết định, đưa các bé gái học sinh Trường trung học Dân tộc Dung Thủy vào phạm vi tài trợ của "Chương trình Nụ Xuân". Ngoài ra, với danh nghĩa cá nhân ông còn tài trợ cho em Hoàng Tĩnh Mai là học sinh khó khăn nhất trong lớp lúc bấy giờ. Sau 13 năm, khi em Hoàng Tĩnh Mai và ông Lý Kế Quang tái ngộ, em Mai nói với chú Quang rằng :
Cháu biết vận mệnh của mình sẽ thay đổi từ khoảng khắc chú đưa cháu vào "Chương trình Nụ Xuân". Như thế cháu sẽ có dịp tiếp thụ giáo dục đại học, có được kiến thức và kỹ năng, cũng thay đổi Nhân sinh quan và Giá trị quan của mình. Mà chúng ta đều biết xã hội không ngừng biến đổi, tố chất của mình nâng cao thì mới thích ứng được xã hội này, mới biết được thế nào để ứng phó với khó khăn, hoà mình trong môi trường xã hội, không bị xã hội đào thải.
Trong thư em Hoàng Tĩnh Mai viết cho ông Lý Kế Quang có đoạn : "Cuộc đời là con đường gập ghềnh không bằng phẳng, cuộc sống phải trải qua gian nan vất vả, cháu sẽ vững vàng chào đón thách thức của khó khăn, không chịu cúi đầu trước số phận của mình.
Năm 2000, em Hoàng Tĩnh Mai tốt nghiệp Trường Sư phạm với thành tích xuất sắc và trở về vùng núi dạy Trường tiểu học. Lúc bấy giờ, điều kiện nhà trường còn chưa hoàn thiện, thậm chí còn chưa có điện. Đội ngũ giáo viên còn rất thiếu thốn, rất ít người tới vùng núi non để truyền đạt tin tức bên ngoài. Sau khi tới đấy, cô giáo Mai dạy các em ca múa, kể cho các em về thế giới bên ngoài, cũng kể cho các em về sự trưởng thành của mình. Cô giáo Mai bảo các em biết, tương lai nắm trong tay mình, học tập phải dựa vào sự phấn đấu của mình.
Các bé gái ở đây học hành rất ít, tôi nói với các em là dù cha mẹ không cho đi học thì các em cũng phải tự mình phấn đấu. Như tôi vậy, khi đứng trước khó khăn tôi đã tự lập tự cường không từ bỏ ý chí phấn đấu tới ngày nay, mới có thể đứng trên bục giảng bài.
Nay cô giáo Hoàng Tĩnh Mai năm nay 28 tuổi đã trở thành giáo viên dạy nhạc của Trung tâm giáo dục hướng nghiệp Dung Thủy. Cô giáo Mai nói, rất nhiều các em địa phương sau khi học hết Sơ trung không có cơ hội tiếp tục học lên nữa, các em cần học một số kỹ năng thực dụng. Học sinh của cô giáo mai sau khi tốt nghiệp có thể làm giáo viên mẫu giáo. Cô giáo Mai mong thông qua Câu chuyện "Kiến thức thay đổi số phận" kể với học sinh của mình sẽ có thể gây ảnh hưởng tích cực thì càng nhiều học sinh hơn.
Hiện nay, Trung Quốc có hơn 1 triệu 800 nghìn lượt học sinh được "Chương trình Nụ Xuân" tài trợ như em Hoàng Tĩnh Mai. "Chương trình Nụ Xuân" thực thi từ năm 1989 tới nay đã quyên góp được hơn 800 triệu đồng Nhân dân tệ, hỗ trợ xây dựng hơn 800 ngôi trường Nụ Xuân.
Trong lời bài hát "Bài ca Mầm non" do cô giáo Hoàng Tĩnh Mai tự sáng tác có đoạn viết : "Làn gió mưa Xuân tắm mát mầm non, gieo hạt rồi gặt hái những niềm tin... cửa trời khép lại nhưng cửa sổ rộng mở, đón chào bình minh và hướng tới tương lai, ánh nắng sưởi ấm trần gian là sức mạnh hun đúc lại cuộc đời.
Những Nụ Xuân đã trải qua 20 năm của thời gian sẽ càng rộ nở rực rỡ ngào ngạt hơn. 1 2 |