Nghe Online
Ở Trung Quốc có một Chương trình công ích giúp đỡ những bé gái nhi đồng thất học của Khu vực nghèo khó cắp sách trở lại nhà trường mang tên "Chương trình Nụ Xuân". Chương trình này đã khởi động vào năm 1989, nay 20 năm đã trôi qua, những nụ hoa nho nhỏ năm nào nay đã nở rộ sặc sỡ, những em gái nhi đồng được nhận tài trợ sớm nhất nay đã bước vào cương vị công tác, trở thành lực lượng quan trọng cải thiện tình hình giáo dục và y tế của khu vực nghèo khó.
Huyện Dung Thủy có độ cao 1500 mét so với mực nước biển, các dân tộc thiểu số như dân tộc Miêu, dân tộc Động.v.v... cư trú hết đời này tới đời khác ở đây, họ nhiệt tình mến khách, hát hay múa giỏi, thường cất giọng hát du dương để chào đón quí khách bốn phương. Nhưng do ở nơi núi non hẻo lánh, dẫn đến tin tức ở đây không thông suốt, kinh tế lạc hậu, nhất là bị ảnh hưởng của quan niệm cũ, rất ít các bé gái ở đây được cắp sách tới trường.
Em Hoàng Tĩnh Mai lớn lên trong môi trường như vậy. Nhà em ở tại một bản làng nhỏ trong núi sâu của huyện Dung Thủy, phải ngồi xe khách 4 tiếng đồng hồ mới tới huyện lỵ. Nhà em Hoàng Tĩnh Mai có 5 anh chị em, đều đang trong tuổi học, tiền học phí và sinh hoạt phí là gánh nặng của gia đình. Em Hoàng Tĩnh Mai nói, kinh tế gia đình lúc bấy giờ đều dựa vào thu nhập của người cha nuôi lợn và nuôi bò, với đồng lương ít ỏi của chị cả.
Bố em rất vất vả, năm ấy bố em nuôi rất nhiều lợn và bò, hàng năm phải bán 9 con lợn, 2 con bò mới đủ tiền cho chúng em dùng đầu năm học, đối với một gia đình nông thôn mà nói thật là không dễ dàng. Lúc ấy, anh chị em đều đang đi học, chị cả em một mình đi làm lúc mới 18 tuổi. Lương của chị lúc ấy là 147 đồng nhân dân tệ/tháng, chia cho anh chị em cùng tiêu.
Năm 1993, em Hoàng Tĩnh Mai thi đậu lớp nữ sinh khóa đầu Trường trung học Dân tộc Dung Thủy, nhưng học phí và sinh hoạt phí ngày càng nhiều khiến gia đình vốn không khá giả càng khó gánh vác nổi. Ba năm sau, bố em bị ốm nặng, đơn vị của chị cả trả lương thất thường, nhà em Mai cơ bản không có thu nhập, việc này khiến con đường học tập của em Hoàng Tĩnh Mai hầu như đi vào ngõ cụt. Nhưng em Hoàng Tĩnh Mai không chịu khuất phục và không chịu từ bỏ ước mơ học tập của mình.
Gia đình chỉ nuôi lợn và bò thì không đủ chi tiêu, không thể thỏa mãn phí tổn không ngừng tăng lên của chúng em. Anh chị em ai nấy đều đã cố gắng hết sức mình. Anh chị em kiếm được và mượn được tiền đều dồn cho bố em chữa bệnh. Em đành tự mượn 20 đồng nhân dân tệ tiền lộ phí để đến trường học. Trước tình hình như vậy mà em vẫn không từ bỏ ước mơ học hành của mình.
Việc mượn 20 đồng tiền lộ phí này đã thay đổi cuộc đời em Hoàng Tĩnh Mai. Vừa vặn mấy hôm ấy, Quĩ Thiếu niên nhi đồng Trung Quốc tới khảo sát tình hình thực thi "Chương trình Nụ Xuân" tại huyện Dung Thủy, trợ tá Tổng thư ký Quĩ Thiếu niên nhi đồng Trung Quốc Lý Kế Quang đến Lớp nữ sinh khóa đầu điều tra nghiên cứu, 8 đại biểu học sinh đã lần lượt phát biểu, thuật lại những khó khăn theo học của mình, em Hoàng Tĩnh Mai là một trong tám em đứng lên phát biểu này. Ông Lý Kế Quang, năm nay 62 tuổi vẫn nhớ quang cảnh lúc bấy giờ.
1 2 |