Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đi làm thuê ở vùng duyên hải trở thành sự lựa chọn mới tăng thu nhập của nông dân huyện Gia-si Tân Cương
   2009-08-10 16:04:49    cri

Khi đề cập tới nguyên nhân huyện Gia-si ra sức phát triển kinh tế đưa lao động đi làm việc ở ngoại tỉnh, ông Rê-hê-man U-mai-ơ nói:

"Chúng tôi chủ yếu suy xét đến tỷ lệ học lên của học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở không cao, tỷ lệ học đại học và cảo đẳng không lớn. Số học sinh trở về quê sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở tương đối nhiều, huyện chúng tôi công nghiệp cũng không nhiều, cha mẹ của các em là nông dân, nên các em cũng làm ruộng, chúng tôi muốn tìm ra một lối thoát cho các em."

Tháng 3 năm nay, hai cô con gái của vợ chồng ông Tu-ơ-sun I-xlam, nông dân huyện Gia-si, đi làm thuê ở tỉnh Chiết Giang, từ tháng 3 đến nay, vợ chồng ông Tu-ơ-sun I-xlam đã nhận được tiền gửi hàng nghìn nhân dân tệ. Cứ 3 ngày họ lại gọi điện cho hai cô con gái một lần, biết được tình hình làm việc và đời sống ở Chiết Giang của hai cô con gái rất tốt, cũng rất an toàn. Ông Tu-ơ-sun I-xlam năm nay 50 tuổi nói:

"Ban đầu chúng tôi rất lo, nhưng chúng tôi tin ở nhà nước, hai cô con gái đều đi làm ở ngoại tỉnh. Tính đến nay, các con đã gửi 6000 nhân dân tệ về cho tôi. Hai con nói sẽ tiếp tục ở lại làm việc, tôi đã đồng ý, vì để cải thiện đời sống của chúng tôi. Hiện nay cuộc sống đã tốt hơn trước kia. Lương của hai con là 800-1000 nhân dân tệ/tháng, cứ hai tháng chúng lại gửi tiền về một lần, tuần vừa rồi chúng tôi lại nhận được 2300 nhân dân tệ của các con gửi về."

Đưa lao động đi làm thuê ở ngoại tỉnh đã mở rộng tầm mắt của nông dân địa phương huyện Gia-si, không ít người đã học được tay nghề, bắt đầu tự lập nghiệp sau khi về quê. Chị Gu-li-ha-li-xi-am A-bu-đu-rim năm nay 20 tuổi, là nông dân huyện Gia-si, năm 2007 đi làm ở một nhà máy dệt may Thiên Tân một năm, dành dụm được 6000 nhân dân tệ, sau khi về quê chị đã mở một tiệm may bằng những kiến thức nắm được khi đi làm thuê, mỗi ngày thu nhập gần 100 nhân dân tệ. Nói về sự thay đổi của cô con gái, cũng như mức sống được cải thiện, bà Ma-ri-a-mu-ni-xa Kê-rim, mẹ của A-bu-đu-rim, vui mừng hết đỗi. Bà nói:

"Sau khi đi làm thuê, tố chất của con gái tôi đã nâng cao rõ rệt so với trước kia, hiện nay nó đã biết phải làm việc như thế nào. Nếu không vì nhà chỉ có một mình tôi, tôi vẫn mong con mình tiếp tục đi làm việc ở ngoại tỉnh."

Kể từ năm 2006 đến nay, huyện Gia-si, Khu tự trị Uây-ua Tân Cương thông qua hình thức đơn đặt lao động, cả thảy đưa gần 20 nghìn lượt lao động đi làm việc ở ngoại tỉnh, giải quyết việc làm cho gần 30% trong số hơn 70 nghìn lao động nông thôn dôi dư của huyện. Trong tương lai không xa, huyện Gia-si sẽ có càng nhiều người đi làm thuê ở ngoại tỉnh, thúc đẩy tăng thu nhập và cải thiện mức sống.


1 2