Nghe Online
Kể từ năm 2006, huyện Gia-si, Khu tự trị Uây-ua Tân Cương ở phía cực tây Trung Quốc bắt đầu đưa lao động đến khu vực có kinh tế phát triển vùng duyên hải miền đông, làm việc tại 35 doanh nghiệp ở 7 tỉnh, thành phố trực thuộc miền đông như Bắc Kinh, Thiên Tân, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông v.v. Vì vậy, huyện Gia-si đã giải quyết việc làm cho gần 30% lao động nông thôn dôi dư, và thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân địa phương. Trong tiết mục "Đời sống kinh tế" hôm nay, Duy Hoa xin hướng dẫn các bạn đến huyện Gia-si tìm hiểu tình hình liên quan.
Tại một lớp học của Trung tâm Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp huyện Gia-si Tân Cương, hơn 40 nữ thanh niên dân tộc thiểu số đến từ nông thôn địa phương đang chăm chú học khẩu ngữ tiếng phổ thông. Hiện nay có 3 lớp đào tạo như vậy, học viên đều là lao động nông dân dôi dư ở địa phương, sau 3 tháng học khẩu ngữ tiếng phổ thông, học tay nghề v.v, phần lớn trong số họ sẽ đến khu vực có kinh tế phát triển ở vùng duyên hải miền đông Trung Quốc, làm việc trong các xí nghiệp dệt may, đồ chơi hoặc bao bì.
Theo trình độ tay nghề, những lao động đi làm thuê ở ngoại tỉnh này ít nhất được trả lương 800 nhân dân tệ/tháng, cao nhất lên tới 2800 nhân dân tệ/tháng. Mức thu nhập này cao gấp nhiều lần so với thu nhập làm ruộng ở địa phương Tân Cương.
Ông Rê-hê-man U-mai-ơ, người phụ trách công tác đưa lao động đi làm thuê ở ngoại tỉnh và đào tạo tay nghề của Huyện ủy Gia-si cho biết, từ đầu năm đến nay, huyện Gia-si đã đưa hơn 3800 lao động đi làm việc ở ngoại tỉnh, hiện nay còn nhận được yêu cầu tuyển hơn 550 lao động của các doanh nghiệp chờ thực hiện. Ông nói:
"Hiện nay lao động huyện chúng tôi cung không đủ cầu, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động khá lớn, trong tay chúng tôi hiện còn có các hợp đồng tuyển hơn 50 lao động của công ty Vĩnh Đại, hơn 150 lao động của công ty Youngor, tỉnh Chiết Giang, và hơn 100 lao động của công ty Kim Sơn, Thiên Tân. Nói chung là cung không đủ cầu, chúng tôi đành phải chia đợt đưa lao động cho họ."
Huyện Gia-si rất coi trọng quản lý lao động làm việc ở ngoại tỉnh, cứ đưa 50 lao động thì cử 1 người phụ trách, 2 giáo viên thông thạo tiếng Uây-ua lẫn tiếng Hán và 1 đầu bếp nấu các món ăn dành cho người theo đạo Hồi đi cùng. Đồng thời, họ cũng được đảm bảo về y tế khi làm việc ở ngoại tỉnh và tìm việc làm sau khi về quê. Trước khi họ có lương bổng, toàn bộ chi phí đào tạo, ăn ở và giao thông đều do chính quyền địa phương chi trả hoặc trả hộ trước.
1 2 |