Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chặng đường tự chủ sáng tạo tổ máy phát điện cho công trình Tam Hiệp
   2009-07-14 16:37:59    cri

 

Công trình Tam Hiệp nằm ở nơi giáp ranh trung du và hạ du sông Trường Giang Trung Quốc, là đầu mối thủy lợi tổng hợp lớn nhất thế giới, ngoài chức năng chống lũ và vận chuyển đường sông ra, công trình Tam Hiệp còn là nhà máy thủy điện lớn nhất Trung Quốc. Hiện nay, trong số 26 tổ máy phát điện tuabin, có 8 tổ máy là do Trung Quốc tự chủ thiết kế chế tạo.

Ngày 29 tháng 10 năm 2008, song song với tổ máy cuối cùng do Trung Quốc tự chế tạo của nhà máy điện Hữu ngạn đi vào sản xuất, nhà máy thủy điện Tam Hiệp đã thực hiện toàn bộ đi vào sản xuất trước thời hạn một năm. Cùng năm, công trình Tam Hiệp tổng cộng đã sản xuất khoảng 81 tỷ ki-lô-oát/giờ, làm dịu rất nhiều tình hình căng thẳng về sử dụng điện ở khu vực Hoa Đông và Hoa Nam Trung Quốc. Phó Giám đốc Nhà máy điện Tam Hiệp Phù Kiến Bình cho biết, qua thử thách của trận động đất mạnh Văn Xuyên năm ngoái và đập Tam Hiệp chứa nước trên mực nước 172,8 mét, 8 tổ máy do Trung Quốc tự thiết kế chế tạo lắp đặt trong nhà máy điện Hữu ngạn đều có tính năng vận hành tốt đẹp.

"Tình hình vận hành của các tổ máy do Trung Quốc sản xuất đạt trình độ như tổ máy nhập khẩu, có một số chỉ tiêu thậm chí còn cao hơn tổ máy của nước ngoài."

Song trước khi khởi công xây dựng công trình Tam Hiệp, việc thiết kế chế tạo tổ máy phát điện tuabin nước cỡ lớn có khoảng cách khá xa so với trình độ tiên tiến thế giới, Phó Tổng công trình sư của Tổng Công ty Tam Hiệp Trung Quốc Lưu Lợi Nhân nói:

Trước khi xây dựng nhà máy điện Tam Hiệp vào năm 1996, công suất máy của máy tuabin nước lớn nhất do Trung Quốc sản xuất chỉ có 320 ki-lô-oát/giờ, trong khi đó tổ máy 700 ki-lô-oát/giờ của một số nước đã đi vào sản xuất từ thập niên 70 thế kỷ 20. Nhìn chung Trung Quốc tụt hậu khoảng 30 năm so với trình độ tiên tiến thế giới."

Theo quy hoạch của công trình Tam Hiệp, Tả ngạn và Hữu ngạn sẽ lần lượt lắp ráp xây dựng tổ máy gồm 14 và 12 máy tuabin nước, công suất máy đều đạt 700 nghìn ki-lô-oát. Thế nhưng với khả năng khoa học công nghệ lúc bấy giờ, Trung Quốc vẫn chưa nắm được kỹ thuật then chốt của tổ máy phát điện. Vì vậy, liệu đầu tư vốn mua thiết bị nước ngoài hay là kiên trì tự chủ sáng tạo đã trở thành vấn đề bức xúc nhất. Đáp án của Trung Quốc là thông qua thu hút kỹ thuật để thúc đẩy tự chủ sáng tạo kỹ thuật then chốt.

Năm 1997, theo phương án chia đợt xây dựng, Trung Quốc quyết định trước tiên áp dụng phương thức gọi thầu quốc tế, tuyển chọn hãng cung cấp hàng ưu tú nhất thế giới nhận khoán xây dựng tổ máy cho nhà máy điện Tả ngạn. Giải thích sách lược lúc bấy giờ, Chánh Văn phòng Ủy ban Xây dựng Công trình Tam Hiệp Quốc Vụ viện Trung Quốc Uông Tiêu Phong nói:

"Trước đây chúng tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm về xây dựng tổ máy phát điện, cho nên dự định làm theo phương thức thu hút kỹ thuật và mua sắm thiết bị. Rút cuộc chúng tôi đã áp dụng biện pháp kết hợp kỹ thuật với thương mại, sau khi doanh nghiệp nhận thầu chủ yếu của nước ngoài trúng thầu, sẽ đi đến hiệp nghị với Trung Quốc về chuyển giao công nghệ, vậy là các doanh nghiệp chế tạo của Trung Quốc sẽ có thể học tập kỹ thuật then chốt về thiết kế máy tuabin cỡ lớn của nước ngoài."

1 2