Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát đến nay, những vấn đề như giám sát và quản lý ngành tài chính, bảo hộ mậu dịch, đầu tư xuyên quốc gia v.v. cũng trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của toàn cầu.
Ông Tiêu Cảnh, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công cộng Brookings—Thanh Hoa bày tỏ, rủi ro mang tính hệ thống do cuộc khủng hoảng tài chính lần này dẫn đến có nguyên nhân chính là ngân hàng trung ương chưa được ràng buộc. Ông cho rằng, chỉ có thông qua biện pháp ràng buộc ngân hàng trung ương mới đạt mục đích ổn định môi trường tài chính. Ông nói:
"Nếu toàn cầu không cùng cố gắng ràng buộc ngân hàng trung ương, tạo môi trường chính sách tiền tệ bền vững, thì chính sách tiền tệ sẽ dẫn đến hình thành bong bóng xà phòng trong khi ứng đối cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Chẳng hạn, chính sách lãi suất 0% của Mỹ hiện nay, chính sách phát hành tiền tệ với số lượng lớn của nhiều nước đều sẽ dẫn đến hình thành bong bóng xà phòng lớn hơn trong tương lai."
Mỗi khi kinh tế thế giới xuống dốc, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch lại ngóc đầu dậy. Những cách làm bảo hộ mậu dịch đã phương hại những nước vô tội, Trung Quốc là một trong những nước bị phương hại này. Theo con số thống kê, quý 1 năm nay, số lượng vụ án điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống biện pháp đảm bảo đặc biệt đã tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó trên 2/3 vụ án liên quan tới sản phẩm Trung Quốc. Tại Hội nghị cấp cao, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Dịch Tiểu Chuẩn đã bày tỏ nhận xét của mình về vấn đề này, Thứ trưởng nói:
"Các nước cần phải kiên quyết ngăn chặn đưa ra biện pháp vi phạm quy tắc Tổ chức Thương mại Thế giới, hơn nữa các nước cần phải thận trọng, không lạm dụng những biện pháp bảo hộ được Tổ chức Thương mại Thế giới cho phép trong thời kỳ bất thường này, các nước còn phải thực hiện cam kết của nhà lãnh đạo các nước tại 2 hội nghị cấp cao G20. Chỉ dựa vào sự nỗ lực của một hoặc hai nước, không thể ngăn chặn được chủ nghĩa bảo hộ bùng phát trong phạm vi rộng lớn, chỉ có các nước cùng cố gắng, cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực, mới thu được thành công."
Tại Hội nghị cấp cao, cựu Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu Prô-đi kêu gọi toàn cầu xiết tay ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Nội dung phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức đã được đưa vào Sáng kiến của Hội nghị cấp cao phát biểu trước khi bế mạc. Sáng kiến nêu rõ cần phải duy trì hệ thống kinh tế mở cửa trong khi ứng đối khủng hoảng tài chính, mưu cầu các nước cùng phát triển, thực hiện kinh tế xanh và tăng trưởng trở lại. Ông Prô-đi đánh giá rằng, Hội nghị cấp cao sẽ thúc đẩy toàn cầu ứng đối cuộc khủng hoảng tài chính. Ông nói:
"Việc tổ chức Hội nghị cấp cao các nhóm chuyên gia cố vấn toàn cầu là một dấu hiệu tích cực do Chính phủ Trung Quốc đưa ra trước cộng đồng quốc tế, nói rõ Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò chủ chốt và gánh vác trách nhiệm ngày càng quan trọng trong cộng đồng quốc tế. Hội nghị cấp cao các nhóm chuyên gia cố vấn toàn cầu lần này cũng là một cơ hội rất hiếm có do Trung Quốc mang lại cho thế giới, sẽ đóng vai trò thúc đẩy mạnh mẽ toàn cầu ứng đối cuộc khủng hoảng tài chính." 1 2 |