Ông Vạn Cương nói, hiện nay, Trung Quốc đã thành lập 54 khu phát triển khoa học công nghệ cao cấp quốc gia, hơn 56 nghìn doanh nghiệp khoa học công nghệ cao, hơn 1,2 triệu người làm việc trong các khu phát triển công nghệ cao. Nền sản xuất khoa học công nghệ cao đã trở thành lực lượng quan trọng lôi kéo và hỗ trợ kinh tế khu vực tăng trưởng. Trên thực tế, "ủng hộ xây dựng nền sản xuất khoa học công nghệ cao và sự tiến bộ công nghệ sản xuất chuyên môn hóa" đã trở thành một biện pháp quan trọng của Chính phủ Trung Quốc nhằm ứng đối với khủng hoảng tài chính và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Ngân sách Trung ương đã giải ngân hàng tỷ đồng nhân dân tệ để hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa và nâng cấp sản phẩm qua cải tạo công nghệ và nâng cấp công nghiệp truyền thống.
Mặt khác, chính quyền các địa phương Trung Quốc cũng đã dựa vào "chương trình ngọn đuốc", tăng nhanh thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học công nghệ cao. Ví dụ như trong tình hình khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay, tỉnh Quảng Đông, một tỉnh thương mại lớn đã quyết sách một cách quả quyết, đưa trọng tâm phát triển nền sản xuất công nghệ cao lên mục tiêu cao hơn mạnh hơn, đồng thời đã đưa ra biện pháp đồng bộ cụ thể. Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Đông Trần Tân cho biết:
"Khủng hoảng tài chính thế giới đã gây khó khăn nhất định cho phát triển kinh tế Trung Quốc, trong đó tỉnh Quảng Đông đã phải đứng mũi chịu sào. Vì vậy tỉnh Quảng Đông đã tăng cường công tác tự chủ sáng tạo. Một là đầu tư vốn để thực thi 'mười công trình khoa học công nghệ sáng tạo đổi mới' trọng điểm, tăng cường thực lực cho ngành sản xuất khoa học công nghệ cao; hai là triển khai công tác thu hút nhân tài và tiến bộ công nghệ trên toàn cầu. "
Ông Trần Tân cho biết, tỉnh Quảng Đông đang thực thi "mười dự án lớn về sáng tạo khoa học công nghệ", trong đó kể cả dự án chiếu sang xanh, dự án đào tạo dịch vụ khoa học công nghệ, dự án sáng tạo vật liệu mới tính năng tốt, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường v.v, qua đó để khoa học công nghệ dành sự nâng đỡ mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế xã hội.
Tuy tỉnh Tứ Xuyên xảy ra thiên tai động đất mạnh năm ngoái cũng đã lựa chọn con đường phát triển như vậy. Quan chức khoa học công nghệ tỉnh Tứ Xuyên La Dã Bình nói, trận động đất mạnh Tứ Xuyên đã gây thiệt hạn nặng nề cho một số doanh nghiệp khoa học công nghệ cao địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương hiện nay đã hoàn thành quy hoạch khôi phục và tái thiết doanh nghiệp khoa học công nghệ cao sau thiên tai động đất, xây dựng vành đai khu khoa học công nghệ mới trình độ còn cao hơn trước đây.
Theo quy hoạch này, tỉnh Tứ Xuyên sẽ xây dựng Đức Dương thành khu phát triển công nghệ cao cấp quốc gia, dốc sức phát triển ba ngành sản xuất lớn như chế tạo trang thiết bị tiên tiến, vật liệu mới, năng lượng mới. Xây dựng cơ sở Trung Dược khoa học công nghệ hiện đại tại Thành Đô và A-bá, đẩy mạnh khôi phục và tái thiết ngành sản xuất Trung Dược hiện đại Thành Đô; ngoài ra sẽ xây dựng cơ sở sản phẩm điện tử tiên tiến và ngành sản xuất vật liệu đồng bộ cấp quốc gia tại Quảng Nguyên.
Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc cho biết, qua "chương trình ngọn đuốc", Trung Quốc sau này sẽ xây dựng một số vườn khoa học công nghệ cao và vườn khoa học công nghệ đặc sắc đạt trình độ bậc nhất thế giới; khuyến khích càng nhiều doanh nghiệp công nghệ cao tiến vào thị trường quốc tế, thành lập cơ quan nghiên cứu và phát triển, nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ của khoa học công nghệ cao Trung Quốc đối với phát triển kinh tế. 1 2 |