Nghe Online
Cơ sở công nghiệp cũ miền đông bắc Trung Quốc chủ yếu bao gồm tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Cát Lâm và tỉnh Liêu Ninh là cái nôi của công nghiệp Trung Quốc, có sự đóng góp quan trọng cho kinh tế Trung Quốc, nhất là sự phát triển của công nghiệp Trung Quốc. Nhưng, những năm qua, do nhiều nguyên nhân, tốc độ phát triển khu vực miền đông bắc Trung Quốc đã chậm lại, khoảng cách phát triển giữa khu vực này với khu vực miền đông cũng trở nên lớn hơn. Nhằm giúp đỡ miền đông bắc khắc phục tình trạng chậm phát triển, Chính phủ Trung Quốc năm 2003 đưa ra Chiến lược chấn hưng cơ sở công nghiệp cũ miền đông bắc, hỗ trợ khu vực này nhanh chóng điều chỉnh và nâng cấp, đi lên con đường phát triển mới.
Trong 3 tỉnh ở miền đông bắc, tỉnh Cát Lâm nổi tiếng bởi ngành chế tạo ô-tô và ngành chế tạo thiết bị. Nhưng kể từ thập niên 90 thế kỷ 20 đến nay, những doanh nghiệp quốc doanh lớn từng có lịch sử huy hoàng gặp phải không ít khó khăn về các vấn đề như thiết bị và công nghệ lạc hậu v.v. Cùng với Chiến lược chấn hưng cơ sở công nghiệp cũ miền đông bắc được thực thi, những doanh nghiệp này đã được tiếp thêm sức sống. Công ty cổ phần tàu khách đường ray Trường Xuân là một trong những công ty này. Sau khi chiến lược chấn hưng được thực thi, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, công ty đã huy động 2 tỷ nhân dân tệ dùng để đổi mới, nâng cấp và nghiên cứu, phát triển công nghệ của doanh nghiệp. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, công ty đã vươn lên vị trí hàng đầu về mặt nghiên cứu, chế tạo tàu khách mới chạy trên đường ray.
Ông Trương Đông Lợi, Quản đốc phân xưởng sản xuất toa xe bằng thép thuộc Công ty tàu khách đường ray Trường Xuân cho biết:
"Chúng tôi có trung tâm nghiên cứu chế tạo riêng, dù về công suất sản xuất, thiết bị hay về chế tạo tàu khách chạy trên đường ray bình thường, công ty chúng tôi đều xếp hàng đầu trên thế giới. 76% vật liệu chế tạo đều là do Trung Quốc sản xuất, phần lớn thiết bị cũng là do công ty chúng tôi tự chế tạo."
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất toa xe tàu hỏa chính ở Trung Quốc, tàu khách do công ty cổ phần tàu khách đường ray Trường Xuân sản xuất chiếm hơn 50% thị phần Trung Quốc, hơn nữa 80% toa xe đường sắt đô thị ở Trung Quốc là do công ty chế tạo.
Quản đốc phân xưởng Trương Đông Lợi cho phóng viên biết, toa tàu hỏa và toa xe đường sắt đô thị do công ty chế tạo đã xuất khẩu sang nhiều nước và vùng lãnh thổ như Pa-ki-xtan v.v. Ông nói:
"Toa tàu của chúng tôi đã xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ như Ô-xtrây-li-a, Hồng Công, Thái-lan v.v. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện 6-7 dự án xuất khẩu. Lượng toa tàu xuất khẩu của công ty chúng tôi chiếm gần 1/3 tổng sản lượng, hiện nay có khá nhiều đơn đặt hàng đến từ nước ngoài, hơn nữa toa tàu xuất khẩu của chúng tôi đã có hàm lượng công nghệ cao hơn trước kia, và xuất hiện xu thế xuất khẩu toa tàu công nghệ ngày càng cao. Đơn đặt hàng của công ty chúng tôi rất nhiều."
Tỉnh Cát Lâm là cái nôi của ngành ô-tô Trung Quốc. Chiếc ô-tô đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo là sản phẩm của Hãng ô-tô số 1 Trường Xuân. Dưới sự khuyến khích của các biện pháp ưu đãi theo chiến lược chấn hưng cơ sở công nghiệp cũ miền đông bắc, những năm qua, Hãng ô-tô số 1 đã tăng cường xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển và sức cạnh tranh hạt nhân của doanh nghiệp, chiếm giữ vị trí hàng đầu trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Hiện nay, Hãng ô-tô số 1 Trường Xuân đã hình thành bố cục phát triển mở cửa, đứng vững chân ở miền đông bắc, bức xạ toàn quốc, hướng tới hải ngoại, sản lượng và lượng tiêu thụ ô-tô đã liên tiếp nhiều năm xếp vị trí thứ nhất trong các hãng ô-tô của Trung Quốc. Nhưng, Hãng ô-tô số 1 không thỏa mãn thành tích đã giành được, tiếp tục tập trung đầu tư vào lĩnh vực ô-tô chạy bằng năng lượng mới có tiềm lực phát triển to lớn.
1 2 |