Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc tăng cường công tác tiêm vắc-xin miễn dịch nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em
   2009-05-26 12:47:15    cri

Qua tiêm vắc-xin theo quy hoạch miễn dịch Quốc gia, tỷ lệ xảy ra các bệnh truyền nhiễm khác thuộc phạm vi có thể phòng ngừa bằng tiêm vắc-xin của Trung Quốc cũng đã giảm thiểu rõ rệt. Theo số liệu báo cáo của năm 2008 trong cả nước cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não truyền nhiễm đã giảm 20 % so với năm 2007, viêm màng não B giảm 30%, tỷ lệ sử dụng các loại vắc-xin phòng chống dịch bệnh đã giảm xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử. Ông Lương Hiểu Phong cho biết, mục tiêu tới của Trung Quốc là phấn đấu tiêu diệt bệnh sởi vào năm 2012.

" 'Bệnh sởi' là căn bệnh truyền nhiễm có từ lâu đời nhất, là căn bệnh lây lan mạnh nhất trong các bệnh truyền nhiễm theo sự hiểu biết của con người chúng ta, tỷ lệ xảy ra bệnh sởi mỗi năm một giảm cùng với nâng cao tỷ lệ tiêm vắc-xin. Thế nhưng song song với dân vãng lai gia tăng trong những năm nay, các vùng người dân đông đúc sẽ dẫn đến bùng phát bệnh sởi. Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp, tăng cường miễn dịch tại những khu vực có tỷ lệ xảy ra bệnh sởi cao, tức là đối với những người dưới 15 tuổi, bất kể từng bị bệnh hay không, tiêm vắc-xin lần nào chưa đều phải tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi, nhừ đó đã thu được hiệu quả tốt, khiến tỷ lệ mắc bệnh sởi giảm với mức lớn."

Chất lượng an toàn của vắc-xin là vấn đề được các bậc phụ huynh trẻ em quan tâm nhiều nhất. Mặc dù an toàn chất lượng vắc-xin đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, việc Chính phủ Trung Quốc nghiêm khắc thực thi chế độ giám sát, quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêm vắc-xin cũng đã thiết thực đảm bảo tiêm vắc-xin một cách an toàn và hữu hiệu, đối với một số ít người mà nói, vắc-xin có khi cũng xuất hiện một số phản ứng không tốt, trong đó phần lớn là phản ứng nhẹ. Ông Lương Hiểu Phong cho biết, những phản ứng không tốt do tiêm vắc-xin gây nên nói chung liên quan tới thể chất của người tiêm, người tiêm vắc-xin hoặc phụ huynh trẻ em nên chủ động báo cáo tình hình sức khỏe hữu quan và những điều kiêng kỵ cho bác sĩ biết, nhằm giảm thiểu tỷ lệ xảy ra phản ứng bởi tiêm vắc-xin.

"Cơ quan y tế trước khi tiêm vắc-xin cần phải tìm hiểu rõ trẻ em có mắc bệnh gì và chứng kiêng kỵ gì hay không, ngoài ra phải nghiêm khắc làm theo quy trình làm việc, thí dụ như diệt trùng cục bộ, sử dụng dụng cụ tiêm một lần, sau khi tiêm phải giữ trẻ ở lại để quan sát từ 20-30 phút liệu có phản ứng không tốt hay không. Phụ huynh cần phải quan sát trẻ em có bị dị ứng hay không, nếu trẻ em mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh gia tộc cần phải báo cáo cho bác sĩ."

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới thường trú tại Trung Quốc bà Lisa Cairns cho rằng, Trung Quốc đã thu được tiến bộ lớn về phòng chống và tiêu diệt dịch bệnh lây nhiễm, song cùng với dân vãng lai tăng lên dữ dội, công tác tiêm vắc-xin phải đối mặt với thách thức gay cấn.

Tin cho biết, sau này, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực thi toàn diện quy hoạch miễn dịch Quốc gia, mở rộng đối tượng phục vụ theo quy hoạch miễn dịch, tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiêm vắc-xin các loại, nhằm đảm bảo không xảy ra bại liệt trẻ em, thực hiện mục tiêu tiêu diệt bệnh sởi, khống chế viêm gan B, giảm thiểu hơn nữa tỷ lệ xảy ra bệnh truyền nhiễm nằm trong diện phòng chống của vắc-xin. Giám đốc Trung tâm Quy hoạch Miễn dịch thuộc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc Lương Hiểu Phong cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hệ thống thông tin hữu quan, đồng thời đang chuẩn bị kỹ thuật tiền kỳ cho việc mở rộng phạm vi thực thi quy hoạch miễn dịch trong tương lai.

"Hiện nay đang lập hệ thống thông tin tiêm vắc-xin phòng chống dịch bệnh cho trẻ em, trong tương lai các thông tin về tiêm vắc-xin gì, vắc-xin dự trữ ở đâu, tiêm cho ai, vắc-xin số mấy, số cấp phép là gì, phản ứng sau khi tiêm, kết quả kháng thể ra sao v.v đều sẽ được thu tập lại và đưa vào hệ thống vi tính, rồi tiến hành phân tích, bên cạnh đó, hệ thống này còn sẽ tiến hành đánh giá đối với một số vắc-xin mới, như vắc-xin phòng chống ung thư tử cung, phòng chống viêm phổi, đậu mùa v.v, liệu trong tương lai có thể đưa vắc-xin mới kể trên vào quy hoạch miễn dịch Quốc gia hay không, đây chính là một số công việc chuẩn bị kỹ thuật tiền kỳ."


1 2