Em học sinh mắt to này tên là Tô Minh Quyên, trong ảnh, tay em cầm bút chì, hai mắt nhìn thẳng phía trước, tràn đầy khát vọng học hỏi. Tháng 4 năm 1992, ông Long trọn 40 tác phẩm phóng to cho mọi người xung quanh xét duyệt. Mọi người xem ảnh đều có cùng một giải đáp : Nên quyên góp tiền cho những em học sinh này. Nhất là bức ảnh "Cô bé học sinh mắt to", ai thấy cũng bị truyền cảm. Sau khi những tác phẩm này đưa lên báo chí, các giới xã hội tới tấp quyên tiền, trong vòng không đầy 8 tháng, đã quyên góp được hơn 100 triệu Nhân dân tệ.
Ngay từ năm 1989, Trung Quốc đã phát động sự nghiệp công ích "Công trình Hy vọng" với mục đích giúp đỡ các em thiếu niên nhi đồng bị thất học ở Khu vực nghèo khó được cắp sách tới trường. Công việc dùng máy ảnh ghi chép những hình ảnh thiếu niên nhi đồng thất học của ông Giải Hải Long không bàn bạc mà ăn khớp với tinh thần của "Công trình Hy vọng". Tác phẩm "Cô bé học sinh mắt to" của ông Giải Hải Long đã rung động biết bao trái tim nhân hậu, năm 1994 đã được quyết định làm áp phích tuyên truyền của "Công trình Hy vọng". Lúc bấy giờ, đi trên các đại lộ hay ngõ hẻm của Trung Quốc đều có thể thấy bức hình cô bé nông thôn mắt to với ánh mắt khao khát tri thức, hàng ngày nhìn mọi người đi lại tấp nập.
Đường Vương Phủ Tỉnh Bắc Kinh treo bức ảnh "Cô bé mắt to" cao hơn 30 mét. Lúc ấy, cửa và cột bến tàu điện ngầm đều dán những bức ảnh này. Năm 1994, 93 o/o số người biết bức ảnh này là "Cô bé mắt to", 11-12 o/o số người biết cô bé này tên là Tô Minh Quyên.
Tháng 12 năm 1993, ông Giải Hải Long phỏng vấn tại Căn cứ địa cách mạng Trung Quốc Tây Bá Ba huyện Bình Sơn tỉnh Hà Bắc, ông nhìn thấy ở đầu thôn có hai cậu con trai choai choai đang nô đùa, ông đến gần hỏi : Sao các em không đi học ? Hai em bất chợt nói không rõ ràng. Bằng sự nhậy cảm nghề nghiệp, ông Long nhận thấy hai đứa trẻ này dứt khoát có truyện. Thế là ông tới nhà hai cháu. Nguyên do gia đình này có ba người kế tiếp qua đời trong một năm, chỉ còn lại người ông già ở tuổi thất thập nuôi hai đứa cháu với cuộc sống ăn bữa trước lo bữa sau. Đứng trước cụ già nước mắt rưng rưng, đầy tuyệt vọng, ông Giải Hải Long đưa 1000 đồng Nhân dân tệ cho cụ già và chụp bức ảnh ba ông cháu.
Sau khi đăng bức ảnh này, nhiều người gửi tiền quyên góp 500 đồng, 1000 đồng, 200 đồng, 300 đồng.v.v..., trong một năm nhận được hơn 10 nghìn đồng tiền quyên góp. Thế là thôn xóm sau khi sắp xếp cuộc sống học tập cho hai cháu nhỏ, còn xây nhà lại cho ba ông cháu.
Ông Giải Hải Long tự hào nói, trong những bức ảnh ký sự của ông, những bức ảnh phản ánh học sinh thất học đều được cắp sách đi học, những bức ảnh phản ánh lớp học lụp xụp thì toàn bộ đều được tài trợ xây dựng Trường tiểu học Hy Vọng. Ông Long kể lại những câu chuyện về từng bức ảnh một cách làu làu :
Mỗi khi kể lại những câu chuyện này, tôi ngẫm nghĩ cảm thấy trong lòng thật phấn khởi. Trước sự truyền cảm của những tác phẩm do ông thực hiện, "Công trình Hy Vọng" của Trung Quốc đã được quần chúng ủng hộ hết sức rộng rãi, trở thành sự nghiệp công ích phổ biến rộng rãi nhất và ảnh hưởng lớn nhất trong thập niên 90 thế kỷ 20, đã thay đổi vận mệnh của biết bao học sinh không có điều kiện đi học ở các khu vực nghèo khó của Trung Quốc. 1 2 |