Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhà nhiếp ảnh Giải Hải Long dùng ống kính thúc đẩy nâng đỡ ước mơ đến trường của trẻ em nghèo TQ
   2009-05-14 17:07:29    cri

Nghe Online

 

Nhà nhiếp ảnh Giải Hải Long, người góp phần cống hiến nổi bật trong Sự nghiệp nâng đỡ ước mơ đến trường tiếp nhận giáo dục của trẻ em nghèo Trung Quốc. Bắt đầu từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20, ông Giải Hải Long đã dùng máy ảnh của mình ghi chép hiện thực sinh tồn của vùng miền núi nghèo khó Trung Quốc, nhất là sự quan tâm tới tiền đồ vận mệnh thiếu niên nhi đồng thất học ở nông thôn, giúp đỡ hàng trăm hàng nghìn em học sinh cắp sách trở lại nhà trường. Tác phẩm của ông đi sâu vào lòng người, cảm động biết bao trái tim nhân hậu. Có người đánh giá như sau : Một tác phẩm của ông Giải Hải Long có thể đem lại cho nông thôn nghèo khó một hoặc mấy Trường tiểu học Hy Vọng.

Ông Giải Hải Long mới đầu học nhiếp ảnh chỉ là dùng để ghi chép lại từng bước trưởng thành của con trai. Ông chụp hàng loạt những tác phẩm vui tươi và đầm ấm. Ông còn mời nhiều giáo viên nhiếp ảnh đến nhà để đánh giá tác phẩm của mình. Không ngờ một câu nói của giáo viên đã làm cho ông Long phải trầm ngâm suy nghĩ :

Lúc ấy sau khi xem xong, giáo viên nói một câu là "Những bức ảnh của anh đều rất đẹp, nhưng hàm ý tác phẩm khiến mọi người phải suy nghĩ hơn là phấn khởi.

Ông Giải Hải Long nghĩ cái gì mà thầy giáo nói là "Khiến mọi người suy nghĩ" ? Mãi đến năm 1990, ông Long mới tìm được đáp án này. Năm ấy ông xuống nông thôn chụp ảnh, phát hiện rất nhiều trẻ em khu vực nghèo khó vì cuộc sống khó khăn không thể cắp sách tới trường, nguyện vọng khao khát học hành của các em đã làm rung động trái tim ông. Ông quyết định dùng máy ảnh ghi lại những hình ảnh về thế giới của các em, truyền đạt cho mọi người ở khu vực khá giả.

Trung Quốc lúc bấy giờ mỗi năm có 2 – 3 triệu em do nghèo khó không thể cắp sách tới trường. Thời gian từ năm 1980 tới 1988, Trung Quốc có hơn 10 triệu em thất học, việc hàng 20 triệu em thất học là vấn đề lớn. Bởi vì chúng ta đều biết, những trẻ em không được cắp sách tới trường thì sẽ mù chữ, lớn lên sẽ không hiểu biết luật pháp. Do đó lúc ấy tôi có nhận thức bằng hình ảnh là nếu chúng ta nay không xây dựng Trường học, thì sau nay phải xây dựng nhà giam.

Đầu năm 1991, ông Giải Hải Long mua một tờ bản đồ Trung Quốc, dùng bút chì đỏ khoanh từng dãy núi lớn của Trung Quốc : Thái Hàng Sơn, Đại Biệt Sơn, Nghi Mông Sơn..., sau đó ông gom góp một số tiền, bắt đầu tiến hành cuộc phỏng vấn Vùng nghèo khó hẻo lánh của Trung Quốc. Ông ngồi tàu hỏa, đi nhờ xe Giơ-moóc, ngồi xe Lừa kéo.v.v..., trời nóng nực thì đi về hướng nam, thời tiết lạnh thì lên phía bắc. Ông Giải Hải Long nói, chỉ có như thế mới có thể trông thấy sự thực khó khăn của các em vùng núi. Trong vòng một năm, ông Long đi 12 tỉnh, 28 huyện, hơn 100 trường học, chụp 70 cuốn phim.

Tháng 5 năm 1991, ông Giải Hải Long đến phỏng vấn chụp ảnh tại huyện Kim Trại khu Đại Biệt Sơn tỉnh An Huy. Khi tới Trường tiểu học Trương Loan, ánh mắt sáng của một bé gái đang chăm chú nghe giảng đã thu hút ông, ông Long vội vã chụp ngay bức hình.

Em học sinh này đang cúi đầu ghi chép chăm chú, em vừa ngửng đầu nhìn với đôi mắt to, đăm đắm. Em vừa nhìn tôi, chững người, tôi lập tức bấm máy.

1 2