Ngày 1 tháng 1 năm 1996, Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức thay thế Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, đàm phán "Khôi phục Hiệp định chung về thuế quan và thương mại" biến thành đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, ông Long Vĩnh Đồ được bổ nhiệm làm Đại diện đàm phán về Trung Quốc ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới. Trong thời gian 6 năm kế tiếp, ông Long Vĩnh Đồ đại diện Trung Quốc tiến hành đàm phán song phương với 37 thành viên Tổ chức Thương Mại Thế giới, những trắc trở trong thời gian này đủ viết một cuốn sách.
Khi đứng trước áp lực mạnh mẽ của Đại diện nước ngoài, tôi từng nói với họ, tôi có thể đồng ý yêu cầu của quí quốc, nhưng nếu những yêu cầu này không phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, thì cho dù chúng ta ký kết hiệp nghị, cũng rất khó thực thi. Do đó tôi nói, tốt nhất là hình thành một Hiệp nghị vừa phù hợp qui tắc Quốc tế, phù hợp lợi ích các thành viên, cũng phù hợp với lợi ích của chúng tôi.
Trong nước Trung Quốc, Cuộc tranh luận đối với lợi hại của việc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới cũng không nguôi, ông Long Vĩnh Đồ cũng đứng trước áp lực to lớn.
Du nhập vốn, kỹ thuật và nhân tài của nước ngoài sẽ gây ảnh hưởng một số ngành nghề và nhân viên, có tranh luận cũng là lẽ tất nhiên.
Nhưng ông Long Vĩnh Đồ tỏ ý, ông không vì vậy mà vứt bỏ sự theo đuổi của mình.
Lớp người chúng tôi trải qua thời đại bế quan tỏa cảng, bế quan bảo thủ, chúng tôi có niềm tin kiên định là chỉ có Con đường cải cách mở cửa, thì chúng ta mới có thể không trở về tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và dốt nát trước đây. Chúng ta không thể quay trở lại, không thể vì gặp phải một số khó khăn trong đàm phán mà bỏ cuộc. Bởi vì tôi đã nhìn thấy rất rõ ràng quá trình ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thực ra là tiến trình thúc đẩy Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Tháng 11 năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại Thế Giới, cuộc chạy việt dã chậm chạp đã tới đích. Ông Long Vĩnh Đồ nói, giờ phút ấy ông cảm thấy như trút gánh nặng.
Đến năm 2001, Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã tiến hành hai mấy năm, đã tiến bước lớn mở cửa đối ngoại, nhất là thông qua đàm phán ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã tiến hành mở cửa với rất nhiều ngành nghề, khiến chúng ta đã chuẩn bị tốt trước khi ra nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới, không gây ảnh hưởng lớn đối với ngành công nghiệp Trung Quốc.
Là Đại diện đàm phán trải qua toàn bộ quá trình việt dã Trung Quốc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã trở thành điểm sáng ngời nhất trong cuộc đời của ông Long Vĩnh Đồ. Nhưng ông nói, Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã đưa ông tới tiền duyên của vũ đài lịch sử.
Không có bối cảnh lớn cải cách mở cửa thì sẽ không có Cuộc đàm phán Trung Quốc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, không có Cuộc đàm phán ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì sẽ không có sự phát huy tác dụng nhất định của chúng tôi, nên nói là Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã cho chúng tôi một cơ hội góp phần cống hiến cho đất nước.
Nguyện vọng của ông Long Vĩnh Đồ góp phần cống hiến đất nước cũng không dừng lại sau khi hoàn thành Cuộc đàm phán Trung Quốc ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới. Năm 2003, ông Long Vĩnh Đồ rời Bộ Thương mại chuyển sang giữ chức Tổng thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Từ đó về sau, cứ đến tháng 4 hàng năm, ông lại mời Nhà lãnh đạo, Nhà doanh nghiệp các nước quan tâm châu Á tới Bác Ngao tỉnh Hải Nam cùng thảo luận về triển vọng kinh tế của châu Á. 1 2 |