Nghe Online
Tên tuổi ông Long Vĩnh Đồ luôn gắn liền với tiến trình Trung Quốc ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới, là đại diện đàm phán Trung Quốc ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới, một thời ở Trung Quốc ai cũng biết tên ông. Mặc dù đa số người Trung Quốc cho rằng, tham gia Ma-ra-tông Trung Quốc ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới là điểm sáng nhất trong cuộc đời của ông Long Vĩnh Đồ, nhưng đối với cá nhân ông Long Vĩnh Đồ mà nói, ông vẫn còn tiếp tục hoạt động trên Vũ đài Thế giới.
Ông Long Vĩnh Đồ sinh năm 1943 tại Trường Sa tỉnh Hồ Nam, lớn lên ở tỉnh Quý Châu, ông tự cho mình là đứa trẻ nghèo khó vươn lên từ vùng sơn cước.
Lớp người chúng tôi từng bị đói, chịu rất nhiều gian khó. Chúng tôi ăn không no, nên phải nấu bí Ngô ăn. Do đó sau này cứ ngửi thấy mùi bí Ngô là cảm thấy buồn nôn.
Nhưng rất may mắn, ông không suốt đời sống trong rừng núi, mà từng bước tiến ra Thế giới.
Tất cả đều do ông "Chuyển khoa". Khi học Đại học Quý Châu, ông Long Vĩnh Đồ nguyên học Khoa Trung văn, nhưng trước sự khuyên bảo của giáo viên, ông đã chuyển sang học Anh văn.
Thầy giáo dạy tiếng Anh biết tôi tiếng Anh khá, lại thích văn học, thầy giáo bảo tôi nếu học tiếng Anh thì có thể xem nguyên bản tác phẩm nổi tiếng của William Xếch-xpia và Charles Đích-ken, như thế rất có lợi đối với việc nghiên cứu văn học. Thế là tôi theo học khoa tiếng Anh, sau này Anh văn đã trở thành công cụ quan trọng nhất của cuộc đời tôi, cũng khiến tôi đã phát huy tác dụng trên Vũ đài quan trọng trong triển khai sự nghiệp của mình sau này.
Bởi vì học tiếng Anh, tốt nghiệp Đại học năm 1965, ông được phân công làm việc ở Bộ hợp tác mậu dịch kinh tế đối ngoại Trung Quốc --- Là một trong những cơ quan cần nhân tài ngoại ngữ nhất lúc bấy giờ.
Vẫn là vì ưu thế tiếng Anh, năm 1973, ông Long Vĩnh Đồ đã được đi lưu học ở phương Tây Đợt đầu sau khi Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, học Khoa Kinh tế Quốc tế Học viện Kinh tế Lơn-đơn Anh.
Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa, ông Long Vĩnh Đồ được cử tới làm việc tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niu-oóc. Sau đó bảy năm liền, ông làm qua công tác phiên dịch trong Đoàn đại biểu Trung Quốc, cũng từng đảm nhiệm chức vụ quan chức của Cơ quan Khai thác kế hoạch Liên Hợp Quốc. Cùng làm việc với nhân viên của mấy chục nước, không những phong phú sự từng trải của ông, mà còn làm cho ông học được cách quan sát vấn đề với tầm nhìn quốc tế.
Mỗi khi đàm phán với nhân viên của mấy chục nước, tôi đều tìm hiểu trước lịch sử và văn hóa của nước đó, nghiên cứu tính cách của Đại diện đàm phán này, như thế trao đổi, đàm phán sẽ tránh khỏi không it́ chướng ngại về văn hóa, tính cách, thậm chí hình thái ý thức, có thể triển khai đi sâu đàm phán vấn đề cụ thể.
Năm 1992, ông Long Vĩnh Đồ với cương vị vụ trưởng Vụ Quốc tế Bộ Mậu dịch đối ngoại Trung Quốc tham gia Đoàn đàm phán Trung Quốc khôi phục địa vị Nước sáng lập hiệp định chung về thuế quan và thương mại, lúc ấy, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán 6 năm về vấn đề này.
Trung Quốc nguyên là một trong những nước sáng lập Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, nhưng tháng 3 năm 1950, Chính quyền Đài Loan đã phi pháp với danh nghĩa Trung Quốc "Rút ra" khỏi Hiệp định Chung về thuế quan và thương mại. Năm 1986, Trung Quốc gửi đơn lên Tổ chức này, yêu cầu khôi phục vị thế của nước sáng lập. Sau khi bắt đầu đàm phán những vấn đề tương quan, nhưng luôn ngừng trệ không có tiến triển, nguyên nhân là Trung Quốc tuy đã tiến hành cải cách mấy năm, nhưng vẫn không thừa nhận mình phát triển kinh tế thị trường. Năm ông Long Vĩnh Đồ bắt đầu tham gia đàm phán thì tình hình xuất hiện chuyển biến mới --- Trung Quốc cuối cùng đã bày tỏ rõ cần phát triển Kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa.
1 2 |