Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhà ở thế giới, gốc ở Trung Quốc
   2009-04-23 15:52:44    cri

Nghe Online

Ngày 17 tháng 3 trong một Cuộc liên hoan tổ chức tại Bắc Kinh, gần 40 em người Trung Quốc được các gia đình nước ngoài nhận làm con nuôi đã cùng hát tốp ca bài "You and me" là bài hát chủ đề của Đại hội thể thao Ôlimpic Bắc Kinh năm 2008. Những em này đến từ 34 gia đình ở các nước Mỹ, Anh, Ca-na-đa, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy. Hiện nay, các em cùng bố mẹ nuôi bắt đầu Chuyến thăm đi tìm cội nguồn trong thời gian gần nửa tháng.

Các em trong Đoàn thăm đi tìm cội nguồn lớn nhất 17 tuổi, bé nhất mới 7 tuổi, đa số các em trước là ở tại Viện phúc lợi Dương Châu tỉnh Giang Tô Trung Quốc. Hoạt động đi tìm cội nguồn để cho các em có cơ hội về nơi chôn rau cắt rốn của mình, thăm Viện phúc lợi Trung Quốc từng nuôi dưỡng các em, đích thân cảm thụ và tìm hiểu Trung Quốc.

Em Rate năm nay 12 tuổi, đây là lần đầu tiên em về thăm Trung Quốc. Nhắc đến ấn tượng đối với Trung Quốc, em Rate nói :

Em cảm thấy rất tốt, em rất thích. Em mến họ, dáng dấp của họ rất giống em.

Em Rate hầu như không biết nói tiếng Trung Quốc, nhưng lại cảm thấy Trung Quốc rất thân thiết tự nhiên. Mấy hôm nay tới Bắc Kinh, em Rate cùng bố mẹ nuôi đi du ngoạn danh lam thắng cảnh như Quảng trường Thiên An Môn, Sân vận động và Cung thể thao Ôlimpic, Trường Thành.v.v..., kế tiếp, em còn sẽ về thăm Viện phúc lợi Dương Châu nơi từng nuôi dưỡng em, tiếp tục Chuyến đi tìm cội nguồn.

Khi nhắc tới nguyện vọng ban đầu của Chuyến thăm tìm cội nguồn này, ông Quách Gia Dân, trợ tá giám đốc Trung tâm phục vụ Cầu Tình thương, đơn vị tổ chức hoạt động Tìm cội nguồn nói :

Sau khi ra nước ngoài, các cháu sau khi khôn lớn rất muốn biết tình hình đất nước nơi mình ra đời, chúng tôi thuận theo yêu cầu của các cháu, đưa các cháu về thăm quê hương, tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, như thế có lợi cho sự trưởng thành lành mạnh của các cháu. Xét đến cùng khuôn mặt của các cháu khác với gia đình nước sở tại, chúng tất nhiên sẽ có nghi vấn, cho nên rất muốn biết nơi sinh ra của mình.

Bà Jeilyn Burman, mẹ của em Rate là người Mỹ, mười mấy năm qua, hai vợ chồng bà đã nhận nuôi 6 đứa trẻ ở các nước khác nhau. Bà tỏ ý, Hoạt động này rất có ý nghĩa, bởi vì đối với cháu Rate mà nói, đây là lần đầu tiên xung quanh cháu có nhiều người có dáng dấp giống cháu, mà không chỉ có một người mẹ mắt xanh tóc vàng. Khi nói tới việc tại sao lại nhận nuôi con gái Trung Quốc, bà nói, con Rate người Trung Quốc rất xuất sắc, mang cho đời bà biết bao niềm vui.

1 2