Do đất ít mà người lại nhiều và chịu sự hạn chế của thổ nhưỡng cũng như môi trường địa lý, bao năm qua, thôn Tân Húc chỉ chủ yếu là trồng rau, nhưng quy mô nhỏ, chủng loại đơn nhất, chỉ trồng khoai tây, rau cải trắng, củ cải, thu nhập của bà con không cao.
Muốn đi lên con đường khá giả thì phải phát triển theo hướng trồng rau với nhiều chủng loại. Chị Phạm đi đầu trong việc thay đổi quan niệm, hướng dẫn bà con trồng trọt theo khoa học, phát triển giống rau mới.
Chị tổ chức những hộ trồng nhiều rau thành lập "Hội trồng rau xanh", không ngừng tìm hiểu những thông tin mới và học tập những kỹ thuật mới. Để giảm bớt thiệt hại cho bà con, mỗi khi ứng dụng kỹ thuật mới, chị Phạm đều trồng thử trong nhà kính của nhà mình, sau khi thành công mới động viên bà con trồng trên diện tích lớn. Dưới sự dẫn dắt của chị, cả thôn nhà nào nhà nấy đều cất nhà kính, trồng các loại rau sạch, còn trồng nhiều giống rau của miền nam, thực hiện việc mùa đông ươm giống trong nhà kính, mùa xuân ra hoa kết trái, bốn mùa đều trồng được rau.
Chị Phạm không ngừng tìm tòi, chị lại tổ chức bà con phát triển trồng loại cây trồng đặc sắc, như ươm rau giống, trồng cây xanh và trồng rau dại, dần dần hình thành ngành nghề và quy mô. Những dự án làm giàu ngày một nhiều, túi tiền của bà con cũng ngày một một căng phồng, kinh tế tập thể đã có chuyển biến tốt, tiền nợ cũng được trả dần. Bà con cảm thấy vui vẻ, tinh thần thoải mái.
Thôn Tân Húc ngày nay, sản lượng rau xanh hàng năm vượt 1,5 triệu tấn và được đặt là "Cơ sở trồng rau sạch của tỉnh Cát Lâm", thu nhập bình quân đầu người của nông dân đạt hơn 7000 đồng.
Năm nay, thôn Tân Húc lại có tin vui, rau sạch của thôn đã chiếm thị phần khá lớn trên thị trường.
Hiện nay, chị Phạm đang có hai kế hoạch lớn: Thứ nhất là cải tạo những nhà kính cũ, xây dựng nhà kính bê tông cốt thép kiểu mới, thực hiện việc trồng rau hai mùa, tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân. Hai là, mở rộng thư viện ở địa điểm mới của thôn. 1 2 |