Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các nước thảo luận vấn đề ứng đối cuộc khủng hoảng tài chính, hành động của Trung Quốc nhận được ca ngợi
   2009-04-06 16:04:51    CRIonline

Ông Giêm A-đam, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới chuyên trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng cho rằng, trong hành động ứng đối cuộc khủng hoảng tài chính, biện pháp cương quyết và mạnh mẽ là điều quan trọng nhất, Trung Quốc đã thực hiện điều này. Ông nói:

"Tính đến nay, Trung Quốc đã đưa ra biện pháp tài chính ứng đối cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng và cương quyết, hơn nữa những biện pháp này là đúng đắn. Chính phủ Trung Quốc đã ấn định và ban bố kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ một cách nhanh chóng. Vì trước kia thực thi chính sách kiểm soát chặt chẽ, nên Trung Quốc có không gian tài chính thực thi kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ trong khi đứng trước cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, trong kế hoạch kích thích kinh tế của Chính phủ, có nhiều dự án đầu tư nhằm kích thích tiêu dùng, cải thiện mức sống, bao gồm dự án hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng ở thành thị, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường v.v. Phương hướng này là hoàn toàn đúng đắn."

Trung Quốc là một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trên mức lớn, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu bị cuộc khủng hoảng tài chính tác động nghiêm trọng nhất. Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu xuất hiện tình hình kinh doanh khó khăn, cắt lương, cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa. Trong khi đó, một số nước đưa ra biện pháp bảo hộ thương mại, hạn chế thậm chí cấm nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc. Con số thống kê cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thương của Trung Quốc đã liên tiếp 4 tháng xuất hiện tăng trưởng âm, tình hình hết sức gay cấn.

Tại Hội nghị thường niên "Diễn đàn cấp cao phát triển Trung Quốc năm 2009", Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cho biết, nhằm ứng đối cuộc khủng hoảng, Trung Quốc sẽ tích cực mở rộng kích cầu trong nước, thúc đẩy nâng cấp cơ cấu tiêu dùng ở nông thôn, đồng thời phấn đấu duy trì ngoại thương tăng trưởng ổn định. Khi phát biểu, Bộ trưởng Trần Đức Minh còn đặc biệt nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ trước sau như một kiên quyết phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Bộ trưởng nói:

"Lịch sử đã chứng minh, đầu tư và thương mại quốc tế phát triển tự do, lành mạnh là sức lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại. Hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã đặt khó khăn nghiêm trọng cho toàn cầu, chủ nghĩa bảo hộ thương mại chỉ làm cho kinh tế thế giới xấu thêm, chỉ có tăng cường hợp tác, chung lưng đấu cật, duy trì kinh tế-thương mại quốc tế phát triển tự do, mới phù hợp với lợi ích căn bản của các nước."

Đúng như báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã nói, Trung Quốc là một điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm. Ông Xtin-lít, người được trao Giải Nô-ben Kinh tế, Giáo sư trường Đại học Cô-lôm-bi-a Mỹ cho rằng, kinh nghiệm của Trung Quốc rất đáng để các nước khác học tập. Ông nói:

"Trong quá trình thực hiện kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại, Trung Quốc có thể phát huy vai trò quan trọng. Thứ nhất, Trung Quốc có thể duy trì kinh tế nước mình tăng trưởng; thứ hai, Trung Quốc có thể đóng góp cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại. Trung Quốc có thể giúp đỡ các nước đang phát triển khác, điều này phù hợp với giá trị quan của Trung Quốc."

Nhân sĩ trong và ngoài nước Trung Quốc tham dự hội nghị phổ biến cho rằng, nếu các biện pháp ứng đối cuộc khủng hoảng được thực hiện triệt để, Trung Quốc có triển vọng trở thành nước đầu tiên thoát khỏi bóng đen cuộc khủng hoảng tài chính.


1 2