Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những năm tháng hăng hái sôi nổi của chị Ông Thuần Hiền
   2009-04-02 15:39:37    cri

Nghe Online

Ba mươi năm cải cách mở cửa tới nay, biết bao nhiêu người mang theo hành trang đơn giản và ước mơ của mình đến Thâm Quyến miền nam Trung Quốc. Trong tiết mục "Đời sống xã hội" hôm nay, Hùng Anh xin giới thiệu với các bạn chị Ông Thuần Hiền, nữ công nhân ngoại tỉnh đợt đầu tại Thâm Quyến. Khi mới đến Thâm Quyến, chị tưởng mình chỉ ở Đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc này ba tháng, nhưng cuối cùng đã theo suốt với sự trưởng thành của Đặc khu gần ba mươi năm.

Tối 30 tháng 4 năm 1982, cô gái Ông Thuần Hiền đã đáp xe khách đường dài từ quê hương Sán Đầu Quảng Đông đến Khu công nghiệp Xà Khẩu Thâm Quyến mới thành lập không bao lâu, đợt chị đến lúc ấy gồm 120 người.

Lúc bấy giờ chị Ông Thuần Hiền vừa tốt nghiệp cấp ba, thi trượt đại học. Tờ Thông cáo tuyển dụng công nhân nữ của Xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em Khải Đạt Hồng Công Khu công nghiệp Xà Khẩu dán bên đường đã thay đổi vận mệnh của chị Hiền.

Chính quyền Đặc khu lúc ấy khuyến khích Nhà đầu tư nước ngoài tới đầu tư mở xưởng, thành lập doanh nghiệp.v.v..., ưu đãi thích đáng các các điều kiện như thuế, tín dụng, đất đai, lương lao động.v.v... Chị Hiền làm việc tại Xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em Khải Đạt là Doanh nghiệp 100 o/o vốn Hồng Công đầu tiên tại Đại Lục sau khi cải cách mở cửa, sản phẩm được người tiêu dùng Anh và Ôxtrâylia ưa thích.

Năm 1982, chị Hiền và các chị em ở trong ký túc xá

Chị Ông Thuần Hiền và mấy nghìn nữ công nhân được tuyển vào xưởng cùng một đợt đã trở thành nữ công nhân ngoại tỉnh đợt đầu tại Thâm Quyến, họ đều được gọi là "Cô gái Khải Đạt"

Xung quanh Xưởng Khải Đạt lúc đó rất hoang vắng, lác đác có mấy nhà ngư dân. Không ít nữ công nhân thấy thế mếu máo bỏ về, nhưng chị Hiền đã ở lại.

Công việc sản xuất dây chuyền của xưởng đơn giản, nhưng khẩn trương, làm thêm giờ để kịp trao hàng là chuyện thường.

Lúc ấy tôi còn trẻ, không thấy vất vả. Ở đó lúc ấy cũng không có Cửa hàng bách hóa và nơi giải trí, ngoài làm thêm giờ ra bản thân cảm thấy vẫn cần làm thêm giờ.

Chị Ông Thuần Hiền làm việc tại Xưởng sản xuất đồ chơi Khải Đạt có thu nhập đáng kể. Chị Hiền mỗi tháng lương 80 đồng nhân dân tệ, ngoài ra còn có khoảng 200 đô la Hồng Công tiền làm thêm giờ. Đầu thập niên 80 thế kỷ 20, lương của công nhân Trung Quốc rất thấp, thu nhập của nhiều người chỉ khoảng 20-30 đồng Nhân dân tệ. Chị Hiền nói đùa là thu nhập của mình còn cao hơn chủ tịch nước.

Năm 2008, chị Hiền ở văn phòng hiện đại

Chị Ông Thuần Hiền là người may mắn. Ở thâm Quyến ngoài có một việc làm ra, chị còn "gặt hái" được tình yêu. Sau khi tới Thâm Quyến một năm, chị Hiền quen biết và tìm hiểu anh Ngô Tô Phong, đồng hương và làm việc trong cùng Xưởng ở Xà Khẩu Thâm Quyến. Năm 1987, hai người thành lập gia đình và cùng nhau chuyển hộ khẩu đến Thâm Quyến.

Cũng trong năm 1987, hai vợ chồng đã có căn hộ khép kín của mình. Năm đó Thâm Quyến tổ chức lần đầu tiên bán nhà công khai. Trước đó, nhà cửa đều do đơn vị phân phối hoặc cho thuê. Bán nhà ở được tiến hành thí điểm trước tiên tại Khu công nghiệp Xà Khẩu, mà anh Ngô Tô Phong nói là Nhà ở phúc lợi dành cho công nhân viên chức.

Căn hộ rộng 66 mét vuông với giá hơn 10 nghìn đồng nhân dân tệ. Đợt đầu nộp 3 nghìn đồng nhân dân tệ, còn lại mượn ngân hàng mỗi tháng trả góp hơn 100 đồng nhân dân tệ. Lương của tôi lúc đó là hơn 300 đồng nhân dân tệ/tháng.

1 2