Nghe Online
Cuối năm ngoái, đội khảo sát Nam Cực lần thứ 25 của Trung Quốc đã đi Nam Cực tiến hành khảo sát khoa học và hoàn thành việc xây dựng trạm khảo sát Nam Cực thứ ba Trung Quốc, đây cũng là trạm Nam Cực nội địa đầu tiên của Trung Quốc. Được biết, việc xây dựng trạm khảo sát Nam Cực thứ ba đánh dấu công tác khảo sát Nam Cực Trung Quốc đã thực hiện bước vượt bậc phát triển từ ven bờ lục địa Nam Cực vào nội địa Nam Cực.
Hiện nay, cho dù 28 nước trên thế́ giới đã xây dựng 53 trạm khảo sát khoa học tại Nam Cực, song đa số trạm đều xây dựng tại khu vực ven bờ Nam Cực, chỉ có 6 nước Mỹ, Nga, Nhật Bản v.v xây dựng trạm khảo sát khoa học trong nội địa Nam Cực. Người phát ngôn báo chí Cục Hải Dương Nhà nước Trung Quốc Lý Hải Thanh cho biết, Trung Quốc sẽ xây dựng trạm khảo sát tại khu vực chòm băng A (DOME A) cao nhất nội địa Nam Cực, là trạm khảo sát khoa học cao nhất do các nước trên thế giới xây dựng trong nội địa Nam Cực.
"Vị trí trạm khảo sát nội địa Nam Cực Trung Quốc đã được xác định tại 80 độ 25 phút 01 giây vĩ tuyến Nam, 77 độ 06 phút 58 giây kinh độ Đông. Cao 4087 mét, nằm trên chòm băng A tức chòm băng cao nhất nội địa Nam Cực khoảng 7,3 ki-lô-mét về phía Tây Nam."
Việc xây dựng trạm khảo sát nội địa Nam Cực trên chòm băng A cao nhất nội địa Nam Cực là kết quả sau khi xem xét nhân tố về các mặt. Phó Chánh Văn phòng Khảo sát địa cực Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc Khúc Thám Trụ giải thích rằng, trước hết là vì khu vực này tương đối bằng phẳng, chòm băng khá dầy. Hai là thăm dò lòng băng tại khu vực chòm băng A có thể giành được dữ liệu của môi trường trái đất trong hơn 1 triệu năm trở lại đây, qua đó có lợi cho tìm hiểu quy luật biến đổi của môi trường trái đất cũng như vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang thu hút sự quan tâm rộng khắp hiện nay.
"Việc thăm dò lòng băng không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, cần có sự hỗ trợ của một trạm khảo sát. Bởi vì chỉ có tiến hành thăm dò một cách lâu dài và liên tục, mới có thể giành được tư liệu lòng băng quý giá."
Ngoài ra, qua luận chứng của các nhà khoa học, khu vực chòm băng A cũng là điểm quan trắc thiên văn lý tưởng nhất trên bề mặt trái đất, hiệu quả quan trắc gần như hiệu quả quan trắc thiên văn trên trạm không gian.
Được biết, trạm Côn Luân rộng hơn 500 mét vuông, sau khi xây dựng xong sẽ trang bị các thiết bị như phát điện, xử lý nước, giao thông, thông tin v.v, có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc của 24 đội viên khảo sát khoa học.
Chánh văn phòng sông băng Trung tâm Nghiên cứu địa cực Trung Quốc, đội trưởng đội chòm băng nội địa Đội Khảo sát Nam Cực lần này Lý Viện Sinh nói với phóng viên rằng, để đáp ứng điều kiện khí hậu rất thấp tại khu vực nội địa Nam Cực, trạm Côn Luân sẽ xây dựng bằng kết cấu thép đặc biệt.
1 2 |