Bố ông Hoàng Thanh Vượng mất sớm, mẹ gầy gò yếu ớt nuôi nấng anh em ông lên người, mỗi khi nhớ tới người mẹ già thì trong lòng ông lại cảm thấy xót xa, năm xưa rời khỏi Đài Loan, ông Vượng thậm chí không một lời từ biệt với người mẹ hiền. Đối với ông Vượng mà nói, tất cả những gì của quê hương lúc nào cũng luôn hiện ra trước mắt. Anh Hoàng Chung con trai lớn ông Vượng cho biết, ba anh thường kể chuyện ở quê hương cho anh nghe.
Ngày 1 tháng 1 năm 1979, "Thư gửi đồng bào Đài Loan" nêu rõ, mong khôi phục việc đồng bào hai bờ đi lại bình thường, sớm thực hiện hai bờ thông suốt đường hàng không, thương mại và bưu điện. Việc này đã nhóm lên niềm tin ước mong về thăm quê hương của ông Vượng. Từ năm 1981 tới năm 1984, trong thời gian công tác tại Hồng Công, ông Hoàng Thanh Vượng cuối cùng đã gặp được người anh của mình.
Tháng 11 năm 1987, Đài Loan công bố cho phép dân chúng đi Đài Loan thăm thân nhân. Đầu năm 1988, Đoàn thăm người nhà của Đài Loan đã tới và gặp mặt với người thân tại Bắc Kinh, ông Hoàng Thanh Vượng đã tham gia hoạt động gặp mặt này.
Tháng 11 năm 1988, Nhà đương cục Đài Loan cuối cùng đã cho phép Cựu chiến binh quê tại Đài Loan về thăm quê hương, khiến ông Hoàng Thanh Vượng vui mừng khôn xiết. Mặc dù làm thủ tục rất rắc rối, mùa hè năm 1989, ông Vượng đã thuận lợi lên đường về thăm quê hương.
Mặc dù mẹ già không đợi được ngày con trai trở về, mặc dù có những điều đáng tiếc này nọ, nhưng cuối cùng ông Vượng đã về tới quê hương mà đêm ngày mong mỏi. Mặc dù con cháu đều ở Đại Lục, nhưng nỗi nhớ quê hương vẫn không thể nào nguôi, từ năm 1989 trở đi, vợ chồng ông Vượng thường xuyên đáp máy bay đi lại giữa hai bờ eo biển Đài Loan. 1 2 |