Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vài nét về Đội Y tế Khu Tự trị Hồi Ninh Hạ viện trợ Bê-nanh
   2009-02-24 14:07:20    cri
Năm 1978, Đội Y tế Khu Tự trị Hồi Ninh Hạ viện trợ Bê-nanh đã không quản đường xa đến với Bê-nanh ở Trung Nam Tây Phi. Thời gian thấm thoắt trôi qua, 31 năm nay, tổng cộng 16 đợt gồm 364 đội viên y tế Khu Tự trị Hồi Ninh Hạ đã từng sinh sống và công tác trên mảnh đất bên kia bờ Đại Tây Dương, trong đó có 3 đội viên y tế đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình .

Đối với người dân Trung Quốc mà nói, Bê-nanh là vùng đất xa lạ. Năm 1976, theo yêu cầu của Nước Cộng hòa Nhân dân Bê-nanh, Chính phủ Trung Quốc quyết định cử đội y tế đến Bê-nanh. Do Nước Cộng hòa Bê-nanh có khoảng 15% người theo đạo I-xlam, tổng dân số gần bằng tổng dân số của Khu Tự trị Hồi Ninh Hạ Trung Quốc, vì vậy, Bộ Y tế Trung Quốc kiến nghị do Khu Tự trị Hồi Ninh Hạ cử khoảng 20 nhân viên y tế sang Bê-nanh.

Khi đi mang theo tấm lòng đầy nhiệt tình và ước mơ, khi về thì mang theo niềm vinh dự và những ấn tượng khó quên. Cụ Châu Quang Trân, chuyên gia Phụ khoa, đội viên y tế viện trợ Bê-nanh đợt 1 năm nay đã 76 tuổi, ôn lại việc quyết định đi Bê-nanh năm xưa, cụ vẫn khó mà nén nổi tình cảm xúc động lúc đó. Cụ nói "Cử tôi đi, tôi không chút do dự gì cả. Tôi cho rằng mình có thể đi ."

Song, sau khi Đội y tế đợt đầu đến Bê-nanh liền phát hiện, điều kiện y tế lạc hậu ở đó hoàn toàn ngoài sự tưởng tượng của y bác sĩ, cả nước Bê-nanh có chưa tới 100 bác sĩ, thông thường một bệnh viện chỉ có Giám đốc là bác sĩ, không có thiết bị xét nghiệm máu bình thường, không có thiết bị gây tê, thậm chí không có nước, không có điện...

Hôm thứ ba sau khi Đội y tế Trung Quốc đặt chân lên đất Bê-nanh, Đội y tế đã nhận chữa trị cho một người bệnh chửa ngoài dạ con. Bác sĩ Khổng Phồn Nguyên, Phó Đội Trưởng đội Y tế lúc đó ôn lại rằng, lúc đó ông và các đồng nghiệp của ông làm phẫu thuật dưới ánh đèn pin trong tay.

"Bệnh nhân xuất hiện tình trạng xuất huyết ồ ạt, nếu không lập tức tiến hành phẫu thuật, thì bệnh nhân sẽ chết. Đây là lần đầu tiên tôi làm phẫu thuật trong điều kiện gian khổ như vậy. Buổi tối không có đèn, không có điện, chúng tôi đành phải dùng đèn pin. Nhưng rút cuộc đã cấp cứu thành công, chúng tôi mừng lắm."

Trong 31 năm qua, Đội Y tế Ninh Hạ viện trợ Bê-nanh đã thành lập 4 trung tâm y tế. Theo thống kê, tính đến thời điểm này, Đội Y tế viện trợ Bê-nanh của Ninh Hạ trong điều kiện gian khổ, đã hoàn thành các ca phẫu thuật phức tạp bởi chấn thương tim, chấn thương sọ, cắt lá gan, điều trị ung thư vú, cắt khối u khổng lồ, cấy da dị thể trên diện tích lớn v.v.

Bên cạnh đó, các đội viên y tế còn tích cực đào tạo nhân viên y tế cho địa phương bằng hình thức giảng bài có chủ đề. Hai đội viên y tế đợt ba là bác sĩ Chung Quế Thanh và bác sĩ Phùng Giám Châu đã tổng kết kinh nghiệm điều trị hai năm tại Bê-nanh, đồng thời ra cuốn sách mang tên "100 kinh nghiệm phòng chống bệnh sốt rét biến chứng não trẻ em Châu Phi" rất có giá trị tham khảo cho bác sĩ Bê-nanh. Nhờ sự chỉ đạo tận tình của các bác sĩ Trung Quốc, nhiều bác sĩ của bệnh viện địa phương đã nắm được phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thông thường và thường hay xảy ra, đào tạo đội y tế mãi mãi ở lại Bê-nanh.

1 2