Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Từ "Không chủ động bắt tay" tới thiết lập quan hệ ngoại giao với 172 quốc gia
   2009-02-19 16:01:34    cri

Năm 1991, ông Ngô Kiến Dân được đề bạt làm Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc. Trong thời gian hơn ba năm làm Người phát ngôn bộ ngoại giao, ông đã chủ trì 168 buổi họp báo, trả lời nhanh trí mà không sai nguyên tắc các câu hỏi của phóng viên, giới thiệu với thế giới sự phát triển của Trung Quốc, truyền đạt lập trường của Trung Quốc, hóa giải những hiểu nhầm đối với Trung Quốc.

Sau đó ông Ngô Kiến Dân lần lượt làm Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan, Đại sứ Cơ quan đại diện Trung Quốc tại trụ sở ở Giơ-ne-vơ. Nhưng những tháng ngày khó quên nhất là làm Đại sứ tại Pháp. Tháng 11 năm 1998, tại cung Ê-li-dê, khi ông Ngô Kiến Dân mới được bổ nhiệm Đại sứ tại Pa-ri trình Quốc thư cho tổng thống Pháp lúc bấy giờ, tổng thống Si-rắc đã kéo tay ông Ngô Kiến Dân chụp một bức ảnh.

Trong bức ảnh, ông Si-rắc khăng khăng mời ông Ngô Kiến Dân đứng giữa tổng thống và ngoại trưởng Pháp. Theo thông lệ ngoại giao, người đứng ở giữa phải là nguyên thủ quốc gia. Cử chỉ này của ông Si-rắc khiến mọi người có mặt cảm thấy bất ngờ, ông Ngô Kiến Dân cho rằng, đây không phải cá nhân ông được tiếp đãi long trọng, mà là Trung Quốc được tiếp đãi trọng thể.

Hành động của tổng thống Si-rắc không phải là ngẫu nhiên, điều này cho thấy tổng thống rất coi trọng Trung Quốc. Bởi vì đại sứ là đại diện cho nguyên thủ quốc gia, họ cho mình đứng ở giữa trước hết là thể hiện sự coi trọng đối với một quốc gia.

Trong nhiệm kỳ của ông Ngô Kiến Dân đã xúc tiến nhiều "Cái đầu tiên" trong lịch sử quan hệ Trung-Pháp : Nguyên thủ hai nước lần đầu tiên thực hiện thăm quê hương của nhau, tháp Áp-phen Pa-ri lần đầu tiên khoác tấm "Áo đỏ" trong dịp tết Nguyên Đán Trung Quốc, lần đầu tiên đề xướng và tổ chức "Năm văn hóa" giữa hai nước Trung-Pháp... Do đó khi ông hết nhiệm kỳ, tổng thống Si-rắc đã trao tặng ông "Huân chương Kỵ Sĩ", để biểu dương sự cống hiến của ông trong việc thúc đẩy quan hệ Trung-Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao Pháp.

Cũng chính năm ấy, ông Ngô Kiến Dân đại diện Trung Quốc nộp đơn xin tổ chức Hội chợ Thế giới Thượng Hải năm 2010 với Cục triển lãm Quốc tế đặt trụ sở tại Pa-ri. Cuối năm 2002, dưới sự chủ trì của ông Ngô Kiến Dân, Đoàn đại biểu Trung Quốc đã hoàn thành trình bày báo cáo xin tổ chức Hội chợ thế giới. Thượng Hải xin đăng cai thắng lợi không tách rời sự nỗ lực của ông Ngô Kiến Dân, Cục triển lãm Quốc tế hết sức khâm phục vì quan chức ngoại giao Trung Quốc nho nhã cởi mở này. Từ năm 2003 đến năm 2007, ông Ngô Kiến Dân giữ chức Chủ tịch Cục triển lãm Quốc tế liền hai nhiệm kỳ. Đây là người Trung Quốc đầu tiên, người châu Á đầu tiên, Nhân sĩ quốc gia đang phát triển đầu tiên giữ chức vụ quan trọng này. Mặc dù đã hết nhiệm kỳ, ông Ngô Kiến Dân vẫn được mời làm Chủ tịch danh dự Cục triển lãm Quốc tế.

Ông Ngô Kiến Dân, Nhà ngoại giao lão thành đã vinh dự chứng kiến sự thành công của ngoại giao Trung Quốc, ông cho rằng Ngành ngoại giao Trung Quốc giành được thành tích huy hoàng là nhờ vào "Phương châm chính sách đúng đắn" :

Bước vào thế kỷ ngoại giao mới, tôi nghĩ ngoại giao của chúng ta là đa phương hóa, đa dạng hóa. Bởi vì tôi tham gia công tác ngoại giao từ năm 1961, lúc bấy giờ mới có 50-60 nước đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, bây giờ đã có quan hệ ngoại giao với 172 quốc gia. Do đó tôi nói Ngành ngoại giao Trung Quốc chào đón thời kỳ vàng son. Đây là thành quả giành được trong từng bước đi lên phía trước, dưới sự dẫn dắt của phương châm chính sách đúng đắn.


1 2