Nghe Online
Ông Lệ Dĩ Ninh
Cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã trải qua 30 năm, sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc trong 30 năm qua mọi người đều biết. Trong Công cuộc cải cách kinh tế những năm qua, có một học giả đề xướng cơ chế cổ phần từ lúc ban đầu bị rất nhiều người phản đối, tới từng bước tiến lên một cách gian nan, mãi tới ngày nay đã đi sâu vào lòng người. Cuộc cải cách chế độ cổ phần đã mang lại biến đổi to lớn cho Trung Quốc, vì thế mà ông Lệ Dĩ Ninh được mọi người mệnh danh một cách dí dỏm là "Lệ cổ phần". Ông Lệ Dĩ Ninh hiện là Ủy viên thường vụ Chính Hiệp Trung Quốc kiêm Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Chính Hiệp, Hiệu trưởng danh dự Học viện quản lý Quang Hoa Trường Đại học Bắc Kinh.
Ông Lệ Dĩ Ninh sinh năm 1930, sau khi tốt nghiệp Khoa kinh tế Trường Đại học Bắc Kinh vào thập niên 50 thế kỷ 20, đã được giữ lại làm giảng viên tại Trường Đại học Bắc Kinh.
Ông Lệ Dĩ Ninh lần đầu tiên nêu ra cơ chế cổ phần vào năm 1980. Lần ấy ông được mời tham gia Hội nghị thảo luận nghiên cứu làm thế nào tiến hành cải cách thể chế kinh tế. Lúc bấy giờ Trung Quốc thực hiện kinh tế kế hoạch, nhà nước vừa là người sở hữu tài sản doanh nghiệp, cũng là người quản lý kinh doanh, quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ hành chính phụ thuộc không tách rời, dẫn tới xí nghiệp quốc doanh mất đi sức sống vốn có. Cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách thể chế để khích lệ sức sống và tính tích cực của doanh nghiệp.
Trong lời phát biểu, ông Lệ Dĩ Ninh nêu ra nên thực hiện hình thức cơ chế cổ phần trong doanh nghiệp.
Cuối cùng là cơ chế khoán hay là cơ chế cổ phần, tôi vẫn kiên trì cơ chế cổ phần, bởi vì cơ chế khoán không thể giải quyết được vấn đề quyền sở hữu về tài sản rõ ràng, quyền sở hữu tài sản không rõ ràng thì không bàn được việc tách rời hành chính và doanh nghiệp. Đây là tâm đắc chính nhất của tôi trong thập niên 80 thế kỷ 20, ở Trung Quốc làm cải cách dứt khoát cần tiến hành cải cách thể chế cổ phần, bởì thể chế cổ phần có thể gây dựng một chủ thể thị trường mới.
Quan điểm của ông Lệ Dĩ Ninh vừa nêu ra lập tức bị các học giả có mặt tại hội nghị phản đối. Một quan điểm khác --- Cơ chế khoán thì được nhiều người chấp nhận. Cụ thể biện pháp cơ chế khoán là đưa Xí nghiệp bao khoán cho một người nào đó kinh doanh, để cho người kinh doanh, làm cho người kinh doanh dành được quyền tự chủ kinh doanh nhất định, căn cứ theo qui định của hợp đồng cùng chia lợi ích với nhà nước.
Sau đó, nhà nước phổ biến cơ chế khoán tương đối ổn thỏa. Sau khi trải qua các vấn đề như lạm phát, vật giá leo thang.v.v..., Cơ chế cổ phần cuối cùng đã được nhà nước tiếp nhận, từ thí điểm tới lần lượt triển khai cải cách với qui mô lớn. Ngày nay sau nhiều năm, ông Lệ Dĩ Ninh cảm khái nói, giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời ông là bắt đầu từ lúc bấy giờ. Ông Lệ Dĩ Ninh nói, khi thành quả nghiên cứu của Nhà kinh tế học được cơ quan quyết sách tiếp nhận và biến thành chính sách của nhà nước thì người khác không thể nào thấu hiểu được niềm vui và sự mãn nguyện của mình.
Từ giữa tới cuối thập niên 80, Trung Quốc bắt đầu tiến hành thí điểm cải cách cơ chế cổ phần. Một số doanh nghiệp từ cơ chế khoán chuyển sang chế độ cổ phần. Năm 1990, Sở giao dịch Chứng khoán đầu tiên của Trung Quốc --- Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải thành lập. Từ đấy, Làn sóng cải cách Cơ chế cổ phần triển khai hết lớp này tới lớp khác.
Do Cuộc cải cách cơ chế cổ phần mở rộng, Trung Quốc có thị trường Chứng khoán, nên mặc dù lúc bấy giờ còn rất không hoàn thiện, nhưng xét đến cùng đã mở ra con đường cho Cải cách doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của thị trường Chứng khoán Trung Quốc.
1 2 |