Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cuộc sống đi lên khá giả, cũng cần có sức khoẻ tốt—sự phát triển thể thao nông thôn trong con mắt của một đội trưởng đội bóng rổ nông dân
   2009-02-06 17:56:26    Xin Hua

Sau khi nhận được tin này, ông Hình Tiểu Sửu và bà con trong thôn rất phấn khởi. Khi xây dựng sân bóng rổ có hệ thống chiếu sáng của thôn, người dân trong thôn chủ động tham gia lao động nghĩa vụ, luân phiên canh giữ bảo vệ công trường đang xây dựng.

Dưới sự dẫn dắt của nông Hình Tiểu Sửu, xã Đại Trương thậm chí thành phố Hoắc Châu đều đã dấy lên phong trào toàn dân tập luyện thể thao. 1/3 gia đình của thôn Tây Trương đều có quả bóng rổ, thanh niên chơi bóng rổ, người già tập luyện những thiết bị thể thao. Xã Đại Trương nơi sở tại của thôn Tây Trương còn giành được danh hiệu "thị trấn tiên tiến thể thao Trung Quốc" và "xã võ thuật Trung Quốc". Tại thành phố Hoắc Châu, đi đâu cũng có thể nhìn thấy mọi người đang tập luyện các môn thể thao như bóng rổ, võ thuật, múa Ương Ca, bóng bàn, cờ tướng v.v. Thể thao nông thôn đã trở thành một phong trào tại địa phương. Đội bóng rổ chỉ có 7,8 người lúc bấy giờ hiện đã lên tới hơn 20 đội viên, người trẻ nhất 18 tuổi, là đội trưởng, ông Hình Tiểu Sửu là người lớn tuổi nhất trong đội. "Tuổi đã cao rồi, sức và tinh thần đều không được như hồi trẻ, vì vậy, tôi cũng ít chơi thể thao trong sân." Ông Hình Tiểu Sửu có chút đáng tiếc và nói, "hiện nay, tôi chủ yếu làm công tác chỉ đạo, truyền kinh nghiệm của tôi cho lớp trẻ, bây giờ chủ yếu phải dựa vào lớp trẻ."

Tháng 6 năm nay, làm người đi đầu về triển khai phong trào thể thao nông dân, ông Hình Tiểu Sửu được chọn làm người rước đuốc của Ô-lim-pích Bắc Kinh. Sau khi nhận được tin này, ông Hình Tiểu Sửu phấn khởi đến mất ngủ, ông nói: "bất cứ già trẻ trai gái trong thôn cứ nhìn thấy tôi lại nhắc rằng: nhất định phải rước thành công ngọn đuốc của Ô-lim-pích Bắc Kinh, đưa tinh thần Ô-lim-pích về làng."

Sau Ô-lim-pích Bắc Kinh, đội bóng rổ thôn Tây Trương được tổ chức càng tốt hơn. "Tập luyện và chăm sóc sức khoẻ không còn là hoạt động dành cho người dân thành phố, mà đã đi sâu vào nông thôn. Tôi hy vọng có một ngày, đội bóng rổ nông dân chúng tôi cũng có cơ hội bước ra bên ngoài, tham gia những trận thi đấu quốc tế." Ông Hình Tiểu Sửu ấp ư ước mơ như vậy.


1 2