Vì vậy, làng chài đã trở nên sôi động. Xây dựng Đặc khu cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, thanh tráng niên trong thôn đã tổ chức dùng thuyền chài đến nơi khác vận chuyển vật liệu xây dựng về. Chỉ sau 2 năm, đến cuối năm 1981, mỗi một gia đình trong thôn thực hiện thu nhập bình quân 33 nghìn nhân dân tệ một năm. Dân làng còn đào ao nuôi cá, mở nhà máy gia công. Bác Thang Văn Tiêu đi bộ đội cũng trở về làng.
Bí thư huyện ủy Phương Bào cũng không còn phải đau đầu về vấn đề vượt biên trái phép nữa, vì nông dân địa phương phát hiện chỉ cần siêng năng, hoàn toàn có thể sống cuộc sống sung túc như người Hồng Công, những người vốn vượt biên trái phép đến Hồng Công cũng lần lượt trở về.
Tuy dần dần làm giàu, nhưng mọi người vẫn không yên tâm. Có người lo liệu các biện pháp này có thay đổi bản chất chủ nghĩa xã hội hay không? Họ lo chính sách sẽ thay đổi. Cho đến khi năm 1984 nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đến Thâm Quyến thị sát, khẳng định cách làm ở đây và cam kết chính sách sẽ tiếp tục, họ mới yên tâm lao mình vào công cuộc xây dựng, tốc độ xây dựng Đặc Khu đã nhanh hơn. Thâm Quyến có tốc độ 3 ngày xây một tầng nhà, và khẩu hiệu "Thời giờ là tiền bạc". Ở làng chài đã mở công ty cổ phần thực nghiệp Ngư Phong, và mấy nhà máy gia công, dân làng đã được ở vào biệt thự.
Nhưng sau đó do rất nhiều người ngoại tỉnh đến Thâm Quyến, địa phương xuất hiện tình hình thiếu nhà ở. Dân làng tới tấp cơi nới nhà ở, hoặc xây nhà ở đất trống diện tích nhỏ, như vậy mật độ nhà ở cao hơn nhiều.
Đến giữa thập niên 90, Thâm Quyến dần dần từ loại hình phát triển lao động tập trung chuyển sang loại hình phát triển kinh tế công nghệ cao, rất nhiều nhân viên kỹ thuật nghiên cứu khoa học-công nghệ tiên tiến đến đây, những nhà ở giá rẻ, chất lượng thấp, xây dựng bừa bãi đứng trước vấn đề mất thị trường.
Năm 2000, công trình xây dựng lại làng chài được đưa vào kế hoạch phát triển của chính quyền, làng chài được xây dựng lại đã coi những người có học vị cao và thu nhập cao là đối tượng cư trú ở đây, toàn bộ nhà ở được quy hoạch chung, thiết kế theo tiêu chuẩn cao và thực hiện quản lý, phân phối thống nhất.
Cư dân mới đã mang lại thu nhập đáng kể cho làng. Sau đó, dân làng đã xây dựng quảng trường văn hóa vừa đẹp vừa rộng ở cộng đồng dân cư mới, định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa và thể thao, hàng năm còn tổ chức dân làng đến nơi khác tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển của nơi khác.
Lúc rảnh rỗi, bác Thang Văn Tiêu thích đi xem hành lang phù điêu dài trăm mét ghi lại quãng lịch sử phát triển của làng chài.
Đối với Trung Quốc mà nói, Thâm Quyến là một hình ảnh thu gọn và một mảnh đất thí nghiệm của công cuộc cải cách mở cửa. 1 2 |