Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thâm Quyến—từ làng chài đến đô thị hiện đại
   2009-01-19 15:27:57    cri

Công cuộc cải cách mở cửa 30 năm đã mang lại sự thay đổi to lớn cho Trung Quốc, một ví dụ nổi bật là Thâm Quyến từ một làng chài nhỏ ở miền nam phát triển trở thành đô thị hiện đại. Trước kia cuộc sống nghèo khó ở đây từng làm nhiều cư dân Thâm Quyên vượt biên trái phép, hiện nay Thâm Quyến đã thu hút hàng triệu người nhập cư; về bộ mặt thành phố, Thâm Quyến từ xây dựng bừa bãi phát triển đến xây dựng trật tự. Nhớ lại ngày xưa, bác Thang Văn Tiêu gần 60 tuổi vẫn bồi hồi xúc động. Bác Tiêu sinh ra ở một làng chài nhỏ ở phía nam huyện Bảo An tỉnh Quảng Đông, chỉ cách Hồng Công một con nước, lúc còn trẻ, như các bạn trẻ khác ở thôn, bác Tiêu cũng từng muốn vượt biên trái phép đến Hồng Công phồn vinh kiếm sống bởi cuộc sống khó khăn.

Thâm Quyến, một đô thị hiện đại được coi là một trong những tiêu chí của công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc chính là phát triển trên cơ sở làng chài nhỏ này với tên là làng Ngư Dân. Chỗ hẹp nhất trên sông giới tuyến giữa làng Ngư Dân và Hồng Công chỉ có 20 mét, cho nên lúc đó phong trào vượt biên trái phép ở địa phương rất khó ngăn chặn được, hơn nữa những người vượt biên trái phép chủ yếu là thanh tráng niên.

Vượt biên trái phép chỉ là vì cuộc sống địa phương nghèo khó. Kết quả điều tra năm 1978 cho thấy, lúc đó dù ở thôn có tình hình kinh tế tốt nhất, thu nhập bình quân đầu người cũng chỉ có 134 tệ một năm. Cụ Phương Bào từng làm Bí thư huyện ủy Bảo An trong những năm thập niên 70 thế kỷ 20 nói, vấn đề vượt biên trái phép cũng làm cho cụ hết sức đau đầu. Nhưng cụ quan tâm hơn tới mặt khác của vấn đề này. Ông nói:

"Hiện tượng này phản ánh người dân mong phát triển, muốn làm giàu, phản ánh cơ chế lúc đó đã hạn chế nhất định tới tư duy mong phát triển, làm giàu của họ."

Dần dần cục diện đã bắt đầu thay đổi. Tháng 4 năm 1979, tỉnh Quảng Đông đề nghị với Trung ương, tận dụng ưu thế địa lý, quy định những nơi thực thi quản lý riêng, mở khu chế xuất và khu hợp tác thương mại như nước ngoài, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và mở doanh nghiệp.

Điều bất ngờ là Trung ương đã đưa ra sự trả lời "mạnh dạn" hơn: thành lập một "Đặc khu kinh tế", đối với các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được phép nhập khẩu và sử dụng trong Đặc khu, tuyệt đại đa số sẽ được miễn thuế; còn các mặt hàng từ Đặc khu vận chuyển đến nội địa, thì đóng thuế theo mức thuế nhập khẩu. Năm 1980, Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập Đặc khu kinh tế Thâm Quyến.

1 2