Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những từng trải của 3 người phụ nữ Trung Quốc trong 30 năm
   2008-12-30 16:25:44    cri

Nghe Online

Thưa quý vị và các bạn, trong 30 năm cải cách mở cửa Trung Quốc đã có nhiều biến đổi to lớn, mà nhất là đời sống của người dân Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều.

Bà Cao Nham năm nay 60 tuổi, từ năm 1975 đến năm 1980 bà sinh ba người con gái, nghĩ lại lúc sinh ba đứa con, bà Nham là người rất lạc quan, vui tính, nhưng trên nét mặt bà vẫn hiện lên vẻ buồn tủi.

Bà Nham nói với phóng viên: "Bà sinh người con gái thứ hai đúng vào năm 1978, lúc đó bà định đến bệnh viện Đường sắt ở gần nhà để sinh nở, nhưng lúc bấy giờ không phải ai cũng được vào sinh nở ở bệnh viện." Do bị hạn chế của nơi bà cư trú và đơn vị công tác, nên khi trở dạ bà không được sinh nở ở bệnh viện này, mà muốn đến bệnh viện khác thì phải vượt qua ba quả núi, người nhà lại không có ai ở đây, trong lúc gấp rút người hàng xóm giúp đi tìm bà đỡ đẻ.

30 năm sau, khi bà đưa con gái đến bệnh viện sinh nở, bà phát hiện, ngày nay chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh không còn là công việc của người trong gia đình, mà phường, bệnh viện, cơ quan và quỹ bảo hiểm xã hội v.v đã chủ động liên hệ với gia đình, công tác chuẩn bị trước khi có thai cũng đã được bắt đầu từ rất sớm.

Ngày nay con gái của bà không những có thể lựa chọn bệnh viện tùy theo ý muốn của mình, bệnh viện đã chọn sẽ lập bệnh án cho sản phụ, một khi có việc gì xẩy ra, y bác sĩ có thể phát hiện kịp thời và sớm giải quyết.

Bà Nham nói với phóng viên: "Bác sĩ khám cho con gái tôi rất tỷ mỷ, chu đáo." Nghe nói sau khi xuất viện, một tháng bác sĩ còn đến nhà 3 lần, lần nào cũng kiểm tra sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh rất tỷ mỷ, khiến bà càng yên tâm.

Theo thống kê cách đây không lâu của Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình cho thấy, hiện nay, có trên 90% sản phụ đi khám thai và đến bệnh viện sinh nở, tỷ lệ tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh đều hạ thấp rõ rệt so với 30 năm trước.

Thưa quý vị và các bạn, chị Vương Chí Vi là người huyện Lan Tây tỉnh Hắc Long Giang, hiện công tác ở một đơn vị sự nghiệp ở Bắc Kinh. Chị sinh năm 1978, đúng vào năm Trung Quốc thi hành cải cách mở cửa, hiện nay chị đã có một cháu gái rất đáng yêu với một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Chị kể với phóng viên: Tôi sinh vào tháng 12 năm 1978, thấm thoắt đã 30 tuổi và cháu nhà tôi cũng 3 tuổi rồi. Nếu như có ai hỏi tôi về cuộc sống và công tác của tôi trong 30 năm qua ra sao ? đã có thu hoạch như thế nào ? và điều gì đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất ? Tôi nghĩ, khó mà kể hết được. Nhưng có một từ luôn hiện lên trong tâm trí tôi, đó là thay đổi, thay đổi một cách quá nhanh, một sự thay đổi chỉ trong nháy mắt đã trở thành quá khứ.

Từ nhỏ đến lớn tôi thường mặc thừa áo cũ của anh trai, nên hàng xóm láng giềng không biết tôi là con trai hay con gái, quần áo chỉ có màu tro và màu xanh. Quần áo sáng màu chỉ có đợi đến tết ông bác và bà cô công tác ở Bắc Kinh và Cáp Nhĩ Tân về nhà ăn tết tặng cho mới có mà mặc. Quần áo thì thường là mua rất dài rộng để có thể mặc được mấy năm.

Con gái tôi, từ nhỏ đến giờ hay mặc quần áo màu phấn hồng, rất kiểu cách và vừa người. Mà từ quần áo cho đến giầy dép và bít tất, thậm chí cả mũ và bím tóc đều là đồng bộ, phối màu rất đẹp mắt. Cháu rất nhiều quần áo, đều là bình thường cứ thích thì mua. Đến ngày sinh nhật, ngày mồng 1 tháng 6, tết nhất v.v, cháu còn được mọi người trong gia đình và bạn bè tặng những bộ quần áo đẹp và những vật kỷ niệm khác.

Trước khi tôi học cấp hai, muốn ăn hoa quả thì hầu như chỉ có hai cách là đi hái lén mận và nho của ông trồng, hay lúc bị ốm mới được ăn hoa quả đóng hộp.

Con gái tôi thích ăn hoa quả, và chúng tôi cũng biết rằng ăn hoa quả có thể bổ xung nhiều loại Vitamin, nên ngày nào cũng mua cho cháu những loại hoa quả mà cháu thích ăn.

1 2