Nghe Online
Từ năm 1978 đến năm 2008, trong thời gian 30 năm Trung Quốc thực hiện chính sách Cải cách mở cửa, sự cải thiện về tình trạng cư trú của người Trung Quốc có thể nói là long trời lở đất. Từ chật hẹp chen chúc đến rộng rãi sáng sủa, từ mấy thế hệ ở chung một căn nhà tới ai nấy đều có căn hộ của mình.
Trong căn phòng rộng 2 mét vuông này là bếp nấu nướng của 3 gia đình, hành lang chật hẹp, nhà tầng đơn sơ, có gia đình ba thế hệ ở chung, có hai cặp vợ chồng ở chung căn buồng. Mọi người mong mỏi sớm ngày cải thiện điều kiện nhà ở.
Đoạn băng ghi âm vừa rồi là đoạn băng trong bộ phim ký sự "Mong có nhiều căn nhà rộng rãi thênh thang" do Xưởng phim Thời sự Trung ương Trung Quốc quay vào năm 1982. Trong phim miêu tả cảnh tượng chân thực nhà ở của toàn bộ thành thị Trung Quốc trong thời kỳ lịch sử lúc bấy giờ là : chật hẹp, đơn sơ, cũ kỹ và chen chúc.
Năm 1978 là năm đầu tiên Trung Quốc thực hiện chính sách Cải cách mở cửa, trước đó, toàn xã hội Trung Quốc đề xướng quan niệm "Sản xuất trước, sinh hoạt sau", nhu cầu về mặt sinh hoạt của mọi người bị coi nhẹ, Sự theo đuổi đối với cuộc sống tươi đẹp cũng bị ức chế. Chính phủ bỏ tiền vốn có hạn phần lớn dùng vào sản xuất, không có đủ tài lực để xây dựng càng nhiều nhà ở. Trong thời kỳ đó, ký ức về nhà ở của đa số người Trung Quốc có thể dùng từ "Quẫn bách" để hình dung.
Ông Kim Dục Tuấn năm nay 63 tuổi, trước khi nghỉ hưu là giáo viên. Đầu thập niên 80 thế kỷ 20 lúc bấy giờ, hai vợ chồng ông và cô con gái Kim Địch mới ra đời chen chúc trong căn phòng rộng không đầy 10 mét vuông.
Lúc đó, căn nhà quả là quá nhỏ. Ngoài để một chiếc giường, một chiếc bàn và một chiếc tủ ra, không dám nghĩ tới những đồ đạc gia đình khác nữa, chủ yếu là không có chỗ để. Có lúc khách đến nhà chơi, thật là không có chỗ lách người.
Nhà ở của gia đình ông Tuấn lúc ấy chỉ là một căn nhà một tầng trong Tứ hợp viện chen chúc. Tứ hợp viện chen chúc là hình thức cư trú tương đối phổ biến trong thời kỳ đó ở Bắc Kinh, tiền thân thực ra là một Tứ hợp viện của một gia đình quan lại quyền quý trước đây, nhưng trong thời kỳ nhà cửa thiếu thốn lúc bấy giờ, nhiều nhất có tới 7-8 gia đình ở trong một Tứ hợp viện, mỗi gia đình cư trú một căn phòng của Tứ hợp viện, và cùng nhau sử dụng mọi thứ trong Tứ hợp viện như Nhà bếp, nước máy, nhà vệ sinh.v.v..., thậm chí phơi quần áo chung một sân giữa Tứ hợp viện.
Trước áp lực lớn lao về nhà ở, một số đơn vị phát hiện là thay đổi văn phòng thành nhà ở một buồng là một biện pháp ứng đối cấp bách khá tốt, thế là "Nhà lầu ống" ra đời. Bố cục của "Nhà lầu ống" cơ bản là giống nhau, ở giữa là hành lang, hai bên là văn phòng sửa chữa thành nhà ở. Trong dãy hành lang công cộng chật hẹp, ngoài chất đầy đồ đạc lặt vặt ra, còn xếp những đồ dùng không thể thiếu được trong sinh hoạt như bếp ga, nồi niêu bát đĩa. Trong đường hành lang này, việc riêng tư của cá nhân đã hiện ra mồn một trước mắt mọi người qua lại, mâu thuẫn cũng khó mà tránh khỏi.
Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, dân số thành thị Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, mà sự đầu tư xây dựng nhà ở của quốc gia lại không tới 1% GDP. Lúc bấy giờ, con đường duy nhất để mọi người giải quyết nhà ở là dựa vào sự phân phối của đơn vị, mà thường gọi là phân phối nhà ở phúc lợi.
1 2 |