Ông Tống Trung Hiếu đâu có ngờ rằng, 2,4 ha ruộng trồng rau cải dầu mà ông từng ủng hộ đội trưởng Đội sản xuất Địch Gia Đấu Từ Dự Quần thực thi "khoán sản phẩm đến lao động" trong những năm đầy sóng gió ấy nguy hiểm hiện đã trở thành những rừng đào bạt ngàn và nơi thí điểm du lịch nông nghiệp cấp quốc gia đầu tiên về thay thế trồng cây lương thực.
"Sau khi nộp khoán cho nhà nước và tập thể, những lương thực còn lại đều là của mình." Chính câu nói đơn giản này lại có ý nghĩa rất không bình thường đối với những người sống ở nông thôn 30 năm trước. Tháng 7 năm 1979, đội trưởng Đội sản xuất Địch Gia Đấu, công xã Trường Thành, huyện Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang Từ Dự Quần đi đầu trong việc khoán 2,4 ha ruộng trồng rau cải dầu cho nông dân một cách bí mật, đã mở màn cho công cuộc cải cách nông thôn ở tỉnh Chiết Giang.
Cựu Bí thư đảng ủy công xã Trường Thành Tống Trung Hiếu nói, "khoán sản phẩm đến lao động" tức là lao động của công xã căn cứ theo số lượng đất đai đã nhận khóan, sau khi nộp thuế và lương thực nhất định cho nhà nước và tập thể, tất cả tiền và lương thực còn lại đều là của mình. Hồi đó, ông Tống Trung Hiếu không hề biết, sau mùa thu hoạch vụ thu năm 1978, 18 nông dân nghèo rớt mùng tơi sắp phải đi ăn xin đã mạo hiểm ký thỏa thuận, khoán ruộng đất tập thể đến hộ nông dân.
Ông Tống Trung Hiếu nhớ lại, cách làm được gọi là "khoán sản phẩm đến lao động" này, chỉ sau một năm đã mang lại sự thay đổi khiến mọi người kinh ngạc: mùa thu hoạch vụ thu năm 1980, sản lượng của mỗi mẫu ruộng trồng rau cải dầu và ruộng trồng lúa đã tăng gấp 3 lần, một số gia đình xã viên đã thu hoạch hơn 600 kg hạt rau cải dầu chỉ riêng một vụ, những ruộng "ế" với sản lượng khoảng 100 kg/mẫu đã trở thành ruộng cao sản với sản lượng 400 kg/mẫu, thu nhập của phần lớn xã viên đều tăng gấp đôi so với năm trước.
Thành công của công xã Trường Thành đã khuyến khích người dân các xã xung quanh đồng loạt áp dụng, phong trào "khoán sản phẩm đến lao động, đến gia đình" đã phát triển nhanh chóng tại nông thôn tỉnh Chiết Giang, năm 1982, 5001 đội sản xuất của huyện Trường Hưng-nơi sở tại của công xã Trường Thành đã toàn bộ thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến gia đình, sản xuất nông nghiệp toàn huyện đã đón một năm bội thu đầu tiên trong lịch sử.
Thế nhưng, công xã khá nổi tiếng lúc đó tại miền bắc tỉnh Chiết Giang này không hề trở thành danh từ lịch sử, song, hiện nay, xã Hòa Bình, huyện Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang-nơi sở tại "công xã Trường Thành-công xã đầu tiên mở màn cải cách tỉnh Chiết Giang" lại trở thành một ngôi sao của xã sinh thái môi trường Trung Quốc về thực hiện quan điểm "phát triển hài hòa".
1 2 |