Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ông Nghiêm Hoành Xương, Người nông dân mở màn Cải cách nông thôn Trung Quốc
   2008-11-27 15:17:15    CRIonline

Đêm ngày 24 tháng 11 năm 1978, Hội nghị ruộng đất trọng đại này đã được tổ chức ở nhà nông dân Nghiêm Lập Hoa, khi ông Nghiêm Hoành Xương tuyên bố muốn chia ruộng đất tới từng gia đình, thì nông dân thôn xóm sôi nổi hẳn lên. Ông Nghiêm Hoành Xương lấy bút máy viết thành văn bản.

Tôi viết điều kiện yêu cầu cho mọi người : Mỗi gia đình phải hàng năm hoàn thành nộp lương thực cho nhà nước. Cuối cùng, mọi người nói này nói nọ, còn thêm một câu : Việc này cán bộ thôn chúng tôi có phần mạo hiểm, nếu cán bộ vì việc này bị ngồi tù, bị xử bắn cũng cam lòng, xã viên bảo đảm sẽ nuôi dạy con cái chúng tôi tới 18 tuổi.

Thế là với nguy hiểm ngồi tù, 18 nông dân lăn dấu ngón tay mực đỏ tươi, thông đêm chia ruộng, trâu bò và nông cụ theo đầu người khoán đến hộ gia đình.

Khoán sản đến hộ gia đình thực sự rất chính xác, năm thứ hai, thôn Tiểu Cương đón năm đầu tiên thu hoạch được mùa, đã giải quyết được vấn đề ấm no, mà còn lần đầu tiên nộp lương thực cho nhà nước, trả tiền vay ngân hàng. Trước sự ủng hộ của lãnh đạo chính quyền tỉnh lúc bấy giờ, kinh nghiệm khoán ruộng đến hộ gia đình của thôn Tiểu Cương rất nhanh được phổ biến trong toàn tỉnh An Huy. Sau đó, Cuộc cải cách nông thôn Trung Quốc được mệnh danh là "Chế độ trách nhiệm khoán sản đến hộ gia đình" đã nhanh chóng triển khai, đã mang lại sự thay đổi được thế giới công nhận cho nông thôn Trung Quốc.

Ông Nghiêm Hoành Xương càng làm việc càng hăng hái. Năm 1984, ông Xương bắt đầu suy nghĩ làm thế nào đi lên con đường khá giả. Ông nhân dịp đi mua máy cấy đến huyện Thụy An tỉnh Chiết Giang, những điều tai nghe mắt thấy thật mới mẻ.

Mọi người cũng cấy cầy, ngoài trồng trọt ra, nhà nào cũng có công xưởng, nào là Xưởng cúc quần áo, Xưởng Ngũ kim.v.v..., xưởng lớn như Xưởng máy tiện. Bất kể thế nào, xưởng lớn xưởng nhỏ, mọi người đều làm ăn.

Thế là ông Nghiêm Hoành Xương bắt đầu phát triển công nghiệp. Ông từng mở Xưởng gia công dệt túi ny lông, Xưởng gia công bột gạo, Xưởng gia công nấm ăn, Xưởng chăn công nghệ, còn giúp thôn đàm phán thu hút vốn đầu tư mở Xưởng luyện kim, Trại nuôi vịt, Xưởng sản xuất nắp động cơ máy đi-ê-den.v.v...

Nhưng ông Nghiêm Kế Quân cảm thấy rất đáng tiếc, nhiều hạng mục này cuối cùng không có kết quả. Người dẫn đầu thành công về "Ấm no" này mãi không thực hiện được ước mơ trở thành Người dẫn đầu về "Phát triển". Xét cho cùng là nguyên nhân gì ? Theo sự phân tích của ông Nghiêm Hoành Xương, do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là do quyền lực hành chính vẫn giữ vai trò chủ đạo tuyệt đối, ý thức phục vụ của cơ quan hành chính không mạnh, không gian tự chủ của nông dân cũng không lớn. Do đó, hiện nay Chính phủ Trung ương nêu ra tiến thêm một bước vạch rõ giữa quản lý hành chính với nông thôn tự quản lý, giới tuyến tự chủ, hoàn thiện hệ thống phục vụ tổng hợp nông thôn là nắm được then chốt của Cải cách nông thôn.

Cơ quan hành chính trước đây là Cơ quan quyền lực, Tập thể lãnh đạo Trung ương khóa mới đưa Cơ quan quyền lực chuyển đổi thành Cơ quan mang tính chất phục vụ, tôi cho rằng đây là điều rất hợp tình hợp lý, Cải cách của Trung Quốc đã đi đúng hướng. Đây là một điều mà cả đời tôi đích thân thể nghiệm được. Nếu thực sự chuyển đổi thành mô hình chính phủ phục vụ, thì sự phát triển của đất nước chúng ta thật là tương lai sán lạn.

Ngành công thương nghiệp phát triển dẫn dắt thôn Tiểu Cương đi lên con đường khá giả là nguyện vọng ấp ủ từ lâu của ông Nghiêm Hoành Xương, anh con trai lớn Nghiêm Dư Sơn là người kế nghiệp ông Nghiêm Hoành Xương. Anh Nghiêm Dư Sơn thành lập Công ty hữu hạn khoa học kỹ thuật thôn Tiểu Cương tỉnh An Huy, chuẩn bị xây dựng Xưởng sản xuất thiết bị tiết kiệm điện cao áp. Dự án này đã được chính quyền địa phương đưa vào dự án nâng đỡ trọng điểm. Để thực hiện ước mơ của người cha xây dựng thôn Tiểu Cương trở thành đô thị, cả gia đình thương lượng quyết định "Phải đoàn kết lại, đưa xí nghiệp anh cả đi lên".


1 2