Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ông Nghiêm Hoành Xương, Người nông dân mở màn Cải cách nông thôn Trung Quốc
   2008-11-27 15:17:15    CRIonline

Nghe Online

Vào một đêm tháng 11 năm 1978, trong một căn nhà vách đất lụp xụp, ông Nghiêm Hoành Xương dẫn đầu mười mấy nông dân, nét mặt hồi hộp lăn dấu tay lên một Bản thỏa thuận, lấy ruộng đất trong thôn chia cho các gia đình nông dân. Hành động này của ông đã mở màn cho Cuộc cải cách nông thôn Trung Quốc, thậm chí cho cả Công cuộc cải cách mở cửa của toàn Trung Quốc. 30 năm đã trôi qua, chúng tôi đã tới thôn Tiểu Cương, huyện Phượng Dương, tỉnh An Huy, nơi bắt nguồn bao khoán ruộng đất đến hộ gia đình năm xưa, phỏng vấn gia đình ông Nghiêm Hoành Xương.

Mọi người xung quanh đều nói bố tôi là người trước tiên phá bỏ làm ăn tập thể, dẫn đầu chia ruộng đất cho từng gia đình, nhưng gia đình chúng tôi nhiều năm qua vẫn luôn làm ăn chung. 5 anh chị em chúng tôi đều thành lập gia đình, đều không chia tách ra, cộng thêm con cái và bố mẹ chúng tôi, cả nhà hàng ngày ăn cơm hai bàn.

Anh Nghiêm Dư Sơn, người con trai cả rất tự hào khi nhắc tới người cha và người nhà của mình, con cái người ta trong thôn sau khi trưởng thành lập gia đình thông thường đều ra ở riêng, mà nhiều năm qua, sức lao động nông thôn, tiền vốn và tài nguyên liên tục bị chảy ra khỏi địa phương, nhưng tình hình gia đình ông Nghiêm Hoành Xương thì hoàn toàn ngược lại, bốn thế hệ người tổng cộng 21 người đều chung sống quây quần bên nhau, mọi người trong nhà đã phát huy tiềm năng của hơn 3 Hec-ta đất tới mức tối đa. Cả gia đình ông Nghiêm Hoành Xương nay không phải lo nghĩ tới miếng ăn tấm áo, các loại đồ điện gia đình đều có đầy đủ.

Nông thôn Trung Quốc có câu tục ngữ đại ý "Trong tay có lương thực, trong lòng không hoang mang", câu nói này càng có ý nghĩa sâu sắc đối với vợ chồng ông Nghiêm Hoành Xương. Nhắc tới 30 năm trước, người nhà ông Xương cùng nhau ôn lại những năm tháng đặc biệt đói rét và phải đi ăn xin khắp nơi.

Lúc bấy giờ, nông thôn vẫn thực hiện Chế độ Công xã Nhân Dân hai mấy năm không thay đổi, nông dân cả thôn cùng nhau đi làm, cùng nhau tan tầm, cùng nhau ăn cơm. Bởi vì làm nhiều làm ít đều như nhau, làm hay làm dở đều giống nhau, tinh thần tích cực sản xuất của nông dân kém, năng suất nông nghiệp thấp. Hiện tượng này rất nổi bật ở thôn Tiểu Cương. Hàng năm thôn không thu hoạch được lương thực, cơm ăn nhờ cứu tế. Sau mùa thu hoạch hàng năm, nhiều gia đình dắt con cái gõ trống Cơm, hát "Bài ca Phượng Dương" thê lương ra đi xin ăn.

Trước tình hình này, Ông Nghiêm Hoành Xương bắt đầu ra ngoài làm ăn lăn lộn, bắt đầu từ vác đất sửa chữa đường sắt, tới năm 1976, ông đã dẫn đội ngũ xây dựng mấy trăm người, trở thành gia đình khá giả trong thôn. Vừa đúng lúc ông Xương dự tính làm nghề xây dựng qui mô lớn, thì được thôn "Mời về" thôn Tiểu Cương với vai trò là người làm ăn giỏi.

Làm thế nào để người thôn Tiểu Cương kiếm được cơm ăn ? Bản thân ông Nghiêm Hoành Xương không hiểu biết nhiều về sản xuất nông nghiệp, nhưng ông tìm hiểu được qua đời bố là thời kỳ đầu Nước Trung Hoa mới ra đời, sản xuất của nông dân thôn Tiểu Cương từng làm rất tốt, một năm thu hoạch hơn 100 nghìn cân lương thực, còn có lương thực dư thừa nộp cho nhà nước. Ông Xương còn phát hiện, tinh thần tích cực sản xuất rau xanh trên đất phần trăm của nông dân rất cao, sản lượng trồng lương thực trên một mẫu đất phần trăm còn cao hơn sản lượng của 20 mẫu đất của Đội sản xuất. Ông cuối cùng hạ quyết tâm chia ruộng đất cho từng hộ gia đình.


1 2