Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Người mẹ nhân ái" Vương Kim Liên tỉnh Giang Tây miền Trung Trung Quốc
   2008-10-16 17:00:31    cri

 

Bà Vương Kim Liên là giáo viên nghỉ hưu Trường tiểu học Trung Tâm thị trấn Sa Địa huyện Cống thành phố Cống Châu tỉnh Giang Tây. Trong mười mấy năm qua, bà lần lượt gây dựng ngôi nhà tình thương cho hơn 200 cháu do bố mẹ đi nơi khác làm việc ở lại nhà không có người chăm sóc. Ngôi nhà này là Trung tâm uỷ thác quản lý "trẻ em ở lại quê nhà" thị trấn Sa Địa huyện Cống thành phố Cống Châu.

Trung tâm ủy thác quản lý là một Ngôi nhà nông thôn rất bình thường. Các cháu lanh lợi hoạt bát đang vui chơi giải trí. "Người mẹ nhân ái" Vương Kim Liên đang đảo phơi thuốc Trung y ở một góc sân .

Đây là Thảo dược, có thể phòng chống bệnh tay chân miệng ngứa lở, là loại thuốc giải nhiệt, nấu một nồi cho các cháu mỗi cháu uống một hai bát.

Hiện nay, Trung tâm ủy thác quản lý có hơn 50 "Trẻ em ở lại quê nhà", để chăm sóc chu đáo sinh hoạt hàng ngày và học tập của các em, bà Vương Kim Liên 5 giờ sáng hàng ngày dậy sớm, đun nước nóng rửa mặt cho các em, nấu xong bữa ăn sáng, đợi sau khi các em ăn sáng xong, bà lại bận rộn giặt quần áo, rửa rau, nấu cơm, buổi tối còn kèm cặp các em học tập. Như lời bà Liên nói là hàng ngày bận rộn mà tinh thần sảng khoái.

Nhắc tới những "Trẻ em ở lại quê nhà" ủy thác quản lý, bà Vương Kim Liên ban đầu xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên. Những năm gần đây, theo đà Người ở nông thôn đi tới nơi khác làm việc tăng lên, ngày càng nhiều trẻ em nông thôn ở lại quê nhà. Do lâu ngày không ở bên bố mẹ, thiếu tình thương và giáo dục gia đình, không ít em xuất hiện vấn đề tâm lý và tính cách ở các mức độ khác nhau. Ví dụ như không thích đi học, tính cách cô độc, gặp trắc trở dễ giải quyết cực đoan.v.v... Biểu hiện không lành mạnh của các em vắng cha mẹ này đã khiến bà Liên chú ý. Bắt đầu từ đó, bà Vương Kim Liên hạ quyết tâm nhất định phải nghĩ mọi biện pháp giúp đỡ những trẻ em này.

Những đứa trẻ còn ít tuổi như thế mà đã có những thói hư tật xấu này, tôi cảm thấy rất đau lòng. Là một giáo viên, tôi phải nghĩ biện pháp giúp đỡ các cháu.

Năm 1995, lớp học của cô giáo Vương Kim Liên có một học sinh, do bố mẹ đi làm việc xa nhà không có người chăm sóc, thành tích học tập ngày một kém. Cô giáo Liên chủ động tìm em ấy, quan tâm em trong cuộc sống, hàng ngày phụ đạo em, em học sinh này rốt cuộc thành tích học tập khá hẳn. Phụ huynh em học sinh sau khi được biết hết sức cảm động, đã khẩn khoản yêu cầu cô giáo cho em được ở bên cô giáo để cô giúp đỡ trông nom. Thế là nhà cô giáo Liên có thêm một đứa trẻ. Kế tiếp, nhiều phụ huynh làm việc xa nhà cũng nô nức tìm cô giáo, mời cô giáo Liên giúp đỡ con cái mình. Bắt đầu từ năm 1995, các em ở lại quê nhà không ngớt tới ở nhà giáo viên Vương Kim Liên, một em, hai em, ba em, mười mấy em, Trung tâm ủy thác quản lý trẻ em ở lại quê nhà đã thành lập như vậy.

1 2