Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Con đường thành công cải cách chế độ quyền rừng tập thể của thôn Hồng Điền tỉnh Phúc Kiến
   2008-09-29 15:29:33    cri

Sau khi điều tra nghiên cứu tại thôn Hồng Điền, nhóm điều tra do Quốc vụ viện Trung Quốc cử đến đã khẳng định cách làm của thôn Hồng Điền. Ông Hoàng Kiến Hưng, chuyên gia lâm nghiệp nói:

"Năm 1998, trong bối cảnh cơ quan cấp trên chưa đưa ra văn bản, cũng không có người đề xướng, thôn Hồng Điền đã ngấm ngầm chia rừng cho từng hộ gia đình. 10 năm sau, chúng tôi thảo luận điều tất sẽ xẩy ra cải cách như vậy, tôi cho rằng đây là đòi hỏi phát triển của tình hình. Địa hình của tỉnh Phúc Kiến là: vùng núi chiếm 80%, vùng nước chiếm 10%, ruộng đất cũng chỉ chiếm 10%. Tôi cho rằng, cải cách này có ý nghĩa rất quan trọng."

Đối với việc phân phối rừng và cây rừng tập thể, thôn Hồng Điền đã áp dụng phương thức giao cho gia đình nhận khoán, để mỗi một hộ gia đình cũng như thành viên trong gia đình đều có quyền lợi bình đẳng nhận khoán và kinh doanh. Thôn Hồng Điền xác định diện tích nhận khoán theo số người của mỗi một hộ gia đình, như vậy mọi người dân làng đều đi lên con đường làm giàu. Trước kia, vì ruộng đất gia đình ít, anh Chung Xương Tín 58 tuổi có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi thực thi chế độ chia rừng đến từng hộ gia đình, anh Tín được giao khoán rừng, thu nhập đã được tăng thêm nhiều, anh Tín nói:

"Trước kia tôi sống rất nghèo và khó khăn, mẹ tôi đã hơn 80 tuổi, nằm liệt giường 3 năm; vợ tôi là người khuyết tật, không tự lo liệu được cuộc sống. Chính sách trở nên thông thoáng, rừng đã có người quản lý, trước kia rừng đối diện nhà tôi toàn là lau sậy, hiện nay đã trở thành rừng cây công nghiệp."

Nông dân ở thôn Hồng Điền coi vùng rừng là nơi an cư lạc nghiệp của mình và mang lại hạnh phúc cho con cháu mai sau. Trồng cây, chăm sóc rừng cây, phòng chống sâu bệnh, đề phòng hỏa hoạn rừng v.v. đã trở thành hành động tự giác của mỗi một hộ gia đình. Từ đó, rừng cây um tùm, dân làng giàu có, tỷ lệ che phủ rừng lên tới 81,4%, đứng đầu toàn quốc. Dân làng cũng tự phát thành lập hiệp hội phối hợp bảo vệ rừng, luân phiên tuần tra núi rừng, phòng chống trộm cướp, đề phòng hỏa hoạn, 10 năm qua, cả thôn không bao giờ xẩy ra vụ việc trộm cướp rừng và hoả hoạn.

Hiện nay, ở thôn Hồng Điền, rừng cây um tùm đã che phủ khắp nơi, hàng năm dân làng có thu nhập bình quân đầu người đạt 5000-6000 nhân dân tệ, cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người nông thôn cả nước Trung Quốc. Trong đó, 60% là thu nhập từ lâm nghiệp. Tổng lượng tài nguyên rừng cây tăng thêm, đã thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp chế biến gỗ, thôn Hồng Điền đã thành lập và thu hút hơn 10 doanh nghiệp chế biến gỗ đến đầu tư, trong đó, 5 doanh nghiệp chế biến có giá trị tổng sản phẩm trên 5 triệu nhân dân tệ.

Năm 2003, kinh nghiệm của thôn Hồng Điền đã được phổ biến trong cả tỉnh Phúc Kiến, khối lượng gỗ trong mỗi một héc-ta rừng đã tăng thêm 7,4 mét khối, tỷ lệ che phủ rừng đứng đầu cả nước Trung Quốc. Đồng thời thu nhập của nông dân vùng núi cũng đã được nâng cao. Ông Hoàng Kiến Hưng, chuyên gia lâm nghiệp nói:

"Xét từ số liệu thống kê, trên 50% thu nhập của nông dân đến từ lâm nghiệp, bà con vùng núi tìm được con đường làm giàu, thu nhập của người dân được tăng thêm, kinh tế vùng núi phát triển phồn vinh, điều này vừa có lợi cho đất nước, cũng có lợi cho người dân."


1 2