Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Con đường thành công cải cách chế độ quyền rừng tập thể của thôn Hồng Điền tỉnh Phúc Kiến
   2008-09-29 15:29:33    cri

Nghe Online

Cuối năm 1978, thôn Tiểu Cương huyện Phượng Dương tỉnh An Huy trở thành thôn đầu tiên của Trung Quốc thực thi cải cách ruộng đất với cốt lõi là "chia ruộng đất đến từng hộ gia đình". 20 năm sau, thôn Hồng Điền thành phố Vĩnh An tỉnh Phúc Kiến trở thành thôn đầu tiên của Trung Quốc thực thi cải cách "chia rừng đến từng hộ gia đình". Tuy đối tượng cải cách của hai thôn này khác nhau, nhưng đều là biện pháp cải cách chế độ kinh doanh cơ bản về đất đai nông thôn, và đều đã xác định vị trí chủ thể kinh doanh đất đai của nông dân.

Vừa bước vào thôn Hồng Điền đã nhìn thấy đâu đâu cũng là rừng cây bạt ngàn, mọi người dân làng đều hăng hái tham gia trồng cây. Nhưng người địa phương cho phóng viên biết, trước kia thôn Hồng Điền không phải như thế, lúc đó, do quyền rừng không rõ ràng, rừng cây bị mọi người chặt phá bừa bãi, và không có người trồng bù. Anh Hứa Chính Toàn, một người dân làng nói:

"Lúc đó rất nhiều người chặt phá cây rừng một cách bừa bãi, vì rừng không có người quản lý, và mọi người dân làng cũng không được hưởng lợi."

Năm 1998, thôn Hồng Điền dẫn đầu tiến hành cuộc cải cách chế độ quyền lâm nghiệp, nghị trình chính của cải cách là "chia rừng đến từng hộ gia đình". Khi đề cập tới chuyện này, anh Đặng Văn Sơn, cán bộ thôn vẫn nhớ như in, anh nói:

"Lúc đó chưa có chính sách, phải cải cách như thế nào? Chúng tôi cũng hơi lo. Các cán bộ thôn chúng tôi thường xuyên thảo luận về việc này, chưa có phương án mọi người chấp nhận được, chúng tôi phải làm như thế nào? Nếu nông dân không được hưởng lợi, thì cải cách ắt sẽ thất bại. Chúng tôi cho rằng cải cách quyền rừng cũng phải như cải cách ruộng đất, phải chia cho đều, tức là phải chia núi rừng cho đều, chia quyền cho đều, chia lợi cho đều."

Sau khi bàn thảo và trưng cầu ý kiến dân làng, thôn Hồng Điền cuối cùng đã chia quyền nhận khoán kinh doanh vùng rừng với diện tích hơn 1200 héc-ta và quyền sở hữu cây rừng cho mỗi một hộ gia đình, để chế độ nhận khoán mở rộng từ phạm vi ruộng đất đến pham vị rừng. Hơn 1 năm sau, mọi nông dân được giao khoán rừng đều chăm chỉ trồng trọt, trông nom, trong thôn không còn mảnh đất hoang nào cả, cũng chẳng còn ai chặt phá rừng cây nữa, cả thôn Hồng Điền bừng bừng sức sống.

1 2