Trong công việc hàng ngày, anh Huy cũng có những câu chuyện nhỏ ấm lòng người. Anh Từ Huy nói, câu chuyện về anh với cụ bà Đồ Truyền Tân là một trong nhiều ví dụ.
Khoảng chừng vào ngày 19 tháng 3 năm 2003, lúc ấy tôi đang quét dọn trên đường như thường lệ, cụ ấy đột nhiên tới hỏi tôi "Anh có trông thấy thẻ lĩnh sữa không", tôi nói không thấy. Nhưng thấy cụ ấy rất nóng vội, tôi nói với cụ là để tôi tìm thử xem. Lúc ấy xe đã chất đầy rác, tôi lấy tay bới rác, tìm không thấy thế là tôi đổ rác ra đường, sau cùng đã tìm thấy, có bốn tấm thẻ gồm bốn loại. Cụ bà phấn khởi vô cùng, sau đó còn viết thư cảm ơn.
Từ đó hai người đã quen biết nhau. Cụ bà Đồ Truyền Tân cũng bắt đầu từ ấy thu tập từng bản tin về anh Huy và sắp xếp lại thành một cuốn sách.
Tôi cảm thấy anh ấy là con người rất nghiêm chỉnh, trong cương vị bình thường làm lên sự tích phi thường, thật là không dễ dàng. Ban đầu tôi rất cảm động thấy anh dùng hai tay ra sức bới rác trong xe, cảm thấy anh ấy là người rất tốt, rất nhiệt tình, tôi rất cảm động.
"Tin mừng" của anh Từ Huy thật là nối đuôi nhau không ngớt. Tháng 5 năm 2007, anh Huy được bầu là Chiến sĩ thi đua thành phố Ninh Ba, cách 4 tháng sau, anh lại được bầu là Danh hiệu một trong mười tấm gương xây dựng đạo đức nghề nghiệp tỉnh Chiết Giang. Nay anh Huy còn được chọn là Tay rước đuốc Ôlimpich.
Đồng thời, một vấn đề làm cho anh Từ Huy khó xử lâu nay cuối cùng gần đây đã được giải quyết. Trước đây, Trung Quốc luôn thực hiện chế độ quản lý hộ tịch nghiêm ngặt. Chế độ quản lý hộ tịch này có mặt tích cực, ví dụ như cung cấp số liệu cơ bản cho việc phân phối và bố trí hợp lý sức lao động, đồng thời phát huy tác dụng về các mặt như giữ gìn trị an xã hội, trừng trị bọn tội phạm.v.v...cũng rất nổi bật. Nhưng mặt trái của chế độ quản lý hộ tịch là hạn chế sự lưu động hợp lý và tự do của nhân tài. Như anh Từ Huy là nhân viên tỉnh khác tới làm việc, họ không được hưởng những đãi ngộ ngang với người địa phương như bảo đảm y tế, bảo đảm xã hội.v.v...
1 2 3 |