Ông Abul Latif Khan đến Trung Quốc năm 2005, được mời làm chuyên gia cho Công ty hữu hạn tập đoàn thảm len Zang-Yang Thanh Hải. Năm 2007, do có cống hiến xuất sắc trong việc cải tiến công nghệ dệt thảm len của Trung Quốc, ông đã được tặng thưởng huân chương Hữu Nghị quốc gia Trung Quốc. Giải thưởng này là giải thưởng cao quí nhất của chính phủ Trung Quốc trao tặng cho chuyên gia nước ngoài đến Trung Quốc công tác. Ngày 1 tháng 10 hàng năm cũng tức là Ngày lễ quốc khánh Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, những người dành giải thưởng được mời đến thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc dự lễ trao giải thưởng, được Nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp kiến. Mấy tháng đã trôi qua, nhắc tới vinh dự được nhận giải thưởng này, ông Khan vẫn hết sức xúc động nói :
Người nhà và người quê hương tôi đều rất phấn khởi vì tôi được giải thưởng này. Pakixtan và Trung Quốc là bạn bè hết sức thân thiết, có mối tình hữu nghị vô cùng thắm thiết. Tôi cảm thấy được giải thưởng này không chỉ là vinh dự của tôi, rất nhiều người và những đồng nghiệp của tôi đã giúp đỡ hết lòng nên tôi mới được giải thưởng này. Giải thưởng này là thuộc của mọi người.
Đồng nghiệp Trung Quốc của ông Khan đều rất khâm phục tinh thần yêu nghề của ông. Ông Tinh Khắc Vinh đồng nghiệp và là bạn của ông Khan nói, khi công ty nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, hầu như ông đều đích thân thao tác từng công đoạn, và hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật và kinh nghiệm cho đồng nghiệp.
Ông hết sức yêu nghề, một mặt yêu nghề, mặt khác trong công nghệ không dấu nghề, mở cửa, biết bao nhiêu ông dạy bấy nhiêu để cho nhân viên Trung Quốc học. Ông có thể biết thì bằng mọi cách dạy hết. Ông dạy cho hàng loạt nhân viên chúng tôi biết, giúp chúng tôi nắm được công nghệ hóc búa nhất.
Trước sự dẫn dắt của ông Abdul Latif Khan, tính tới nay, công nghệ dệt thảm của Công ty hữu hạn tập đoàn dệt thảm Zang-Yang Thanh Tạng lần lượt dành được 6 bằng độc quyền sáng chế cấp Quốc gia Trung Quốc, trong đó có một bằng độc quyền kỹ thuật đoạt giải nhất "Giải phát minh" độc quyền sáng chế Quốc gia Trung Quốc và Giải nhì về tiến bộ thành quả khoa học kỹ thuật Quốc gia Trung Quốc.
Nhắc đến sinh hoạt ở Trung Quốc, ông Khan nói, Thanh Hải là một tỉnh cao nguyên, khi mới tới ông có chút không thích ứng, nhưng ông rất nhanh quen với sinh hoạt ở đây, và đã mến yêu Thanh Hải.
1 2 |